Sách - Văn Học Trung Đại Việt Nam Nhìn Từ Thể Loại Tiểu Thuyết Truyền Kỳ Chữ Hán

Tác giả: Nguyễn Phúc An | Xem thêm các tác phẩm Tác phẩm kinh điển của Nguyễn Phúc An
Sách & Tạp Chí > Sách > Văn Học Kinh Điển || Sách - Văn Học Trung Đại Việt Nam Nhìn Từ Thể Loại Tiểu Thuyết Truyền Kỳ Chữ Hán
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Văn Học Trung Đại Việt Nam Nhìn Từ Thể Loại Tiểu Thuyết Truyền Kỳ Chữ Hán

Sách - Văn Học Trung Đại Việt Nam Nhìn Từ Thể Loại Tiểu Thuyết Truyền Kỳ Chữ Hán
Tác giả Nguyễn Phúc An
Nhà xuất bản NXB Tổng Hợp TP.HCM
Đơn vị phát hành NXB Tổng Hợp TP.HCM
Ngày xuất bản 08-2020
Số trang 400
Kích thước 15 x 23 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Là một bộ phận thuộc văn học trung đại Việt Nam, tiểu thuyết chữ Hán, trong đó tiêu biểu là tiểu thuyết truyền kỳ có vị trí hết sức quan trọng trong buổi đầu văn học viết Việt Nam được viết bằng chữ Hán.

Chữ Hán là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa, được du nhập và sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên, cùng với chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Đến thế kỷ thứ X, Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ. Nhưng người Việt vẫn sử dụng chữ Hán làm văn tự của mình. Vì thế, sự ra đời của các thể loại văn học chữ Hán Việt Nam, trong đó có tiểu thuyết truyền kỳ Hán văn không thể không có nguồn gốc và ảnh hưởng từ những tác phẩm cùng loại ở Trung Quốc.

Thực tế, những tác phẩm truyền kỳ chữ Hán Việt Nam vốn tiếp thu từ thể loại truyện kỳ ảo Trung Quốc, mà tác phẩm tiêu biểu nhất hiện còn ở Việt Nam là Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông thế kỷ XV và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thế kỷ XVI...

Tuy nhiên, những tác phẩm truyền kỳ này của Việt Nam lại có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa, văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian. Tiêu biểu như Thánh Tông di thảo bao gồm đó những truyện truyền kỳ đậm đà bản sắc dân tộc, trong có nhiều truyện mang tính ngụ ngôn; cùng Truyền kỳ mạn lục là những câu chuyện kể về nhiều nhân vật, nhiều sự kiện kỳ lạ xảy ra từ thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Nếu Thánh Tổng di thảo là tác phẩm văn chương truyền kỳ đánh dấu mốc quan trọng về sự trưởng thành của văn học chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV thì sang thế kỷ thứ XVI, Truyền kỳ mạn lục là một thành tựu lớn lao của văn học viết trung đại Việt Nam. Những tác phẩm truyền kỳ trên có sức ảnh hưởng rộng rãi cả về nghệ thuật và nội dung tư tưởng với các tác phẩm văn học, lịch sử Hán văn về sau.

Thực tế , sự ra đời của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ Hán văn Việt Nam khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Vì thế thể loại văn học này được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu.

Tập sách là kết quả học tập và nghiên cứu chuyên sâu của tác giả trong nhiều năm qua (phát triển từ đề tài ""Việt Nam ngũ chủng Hán văn truyền kỳ tiểu thuyết nghiên cứu"", thực hiện và bảo vệ ở Trường Đại học Nguyễn Trí tại Đài Loan), lại được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của nhiều học giả, chuyên gia trong lĩnh vực này, chắc chắn sẽ là tài liệu bổ ích với những người quan tâm đến văn học và ngữ văn Hán Nôm Việt Nam."

Giá NOM
Liên kết: Bộ dưỡng trắng trẻ hóa da Yehwadam Hwansaenggo Rejuvenating Radiance Special Set (6SP)