Giới thiệu Sách - Quê mẹ - ngậm ngải tìm trầm
Từ hơn nửa thế kỷ qua, Quê mẹ gắn với Thanh Tịnh, như một biểu tượng cụ thể của tình quê hương. Đọc Quê mẹ để hiểu khi người viết có thêm một tình yêu tha thiết với mảnh đất quê với cảnh và người một vùng cụ thể, họ sẽ thổi được một sự sống riêng, tỏa được một hơi ấm riêng, khiến cho những trang viết bỗng dưng có hồn, để trở thành một lưu luyến, khắc khoải cho người đọc thuộc nhiều thế hệ. Quê mẹ của Thanh Tịnh, đó là làng Mỹ Lý, cũng như quê ngoại của Tô Hoài – làng Bưởi ven đô Hà Nội; “quên ngoại” Hồ Dzếnh – một vùng sông nước xứ Thanh; rồi “quê nội” của Võ Quảng – thôn Hòa Phước, một làng quê ven sông Thu Bồn… ấy là biểu tượng của làng quê, là sự sống của tình quê trong hành trình lịch sử.
Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung đã trình bày các mối dây liên lạc nối ông với đồng nội quê hương, những dây liên lạc nhẹ nhàng như tơ đồng ngày thu, nhưng không vì thế mà kém phần vương vít và quyến luyến. Gió mùa của cả một vùng làng mạc và đồng ruộng ấy, chúng ta thấy lướt qua trong tác phẩm của ông, trong những truyện ngắn mà hầu hết khung cảnh là lũy tre của một xóm nhỏ, hoặc dòng sông con chảy qua ruộng lúa xanh tươi. Cốt truyện chỉ là những việc xảy ra trong đời thường ngày của các nhân vật vẫn sống trong các làng, bến rải rác theo dọc sông, hoặc đã rời bỏ các nơi ấy đi làm ăn phương xa, nhưng mà trong lòng lúc nào cũng tưởng nhớ cái tình quê hương đằm thắm.
Giá BARY