Giới thiệu Sách - Chiếc Bản Lề Cong
Công ty phát hành: Đông A
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Tác giả: John Dickson Carr
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 256
Năm xuất bản: 2019
Nếu Người rỗng khiến óc suy luận của người đọc bị những nút thắt lắt léo gút chặt từng hồi thì Chiếc bản lề cong lại mở ra một vụ án mạng li kì phảng phất nét huyền bí. Ngày nọ, tại một điền trang yên bình do tòng nam tước John Farnleigh làm chủ, khách lạ bỗng xuất hiện tự xưng là John Farnleigh thật, tố cáo trang chủ mạo danh. Khi thật giả chưa phân thì một trong hai người chết một cách bí hiểm. Bốn bề không người nhưng trên cổ nạn nhân lại in hằn ba nhát dao đoạt mạng, cái chết kì lạ này dấy lên nhiều nghi hoặc cho các nhà điều tra. Ngoài yếu tố trinh thám, cốt truyện còn đan xen những tình tiết kì bí như người máy cổ biết cử động, tín đồ Quỷ Đạo đi dự hội lúc nửa đêm… khiến những người duy lý nhất trong một thoáng giây nào đó cũng phải chùng lòng. Trong vụ án này ai chân ai giả? Liệu có tồn tại một kẻ giết người hay phải quy tội ác vào phạm trù siêu nhiên? Khúc mắc chất chồng dẫn dắt độc giả đến với những thủ pháp bất ngờ và suy luận tài tình. Không những thế, thành công của Chiếc bản lề cong còn đến từ tính song hành của quá khứ và thực tại, của tội lỗi và lương tri bao trùm tác phẩm. Vài nét về tác giả: John Dickson Carr (1906 – 1977) là nhà văn trinh thám Mỹ nổi tiếng, được mệnh danh là “ông hoàng mật thất”, John Dickson Carr bắt đầu sáng tác từ khi chuyển đến Anh Quốc vào đầu thập niên 1930. Tại đây, ông đã tạo dựng nhiều hình tượng được yêu thích như đại tá March, ngài Henry Merrivale, và nổi bật nhất là tiến sĩ Fell. Từ năm 1948, ông trở lại Mỹ sinh sống khi đã là một tác gia danh tiếng thế giới rồi giành được nhiều giải thưởng danh giá của làng văn trinh thám như Special Edgar Award (1950, 1970) và Grand Master Award (1963). Cuối đời, ông bị tai biến liệt nửa người nhưng vẫn miệt mài viết, cho đến năm 1977 thì qua đời vì căn bệnh ung thư phổi. Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Người rỗng (The Hollow Man, 1935) Chiếc bản lề cong (The Crooked Hinge, 1938) Vụ án viên nhộng xanh (The Black Spectacles, 1939) Nhận xét về tác phẩm: “Sự bất khả thi được chứng minh là khả thi... màn phù phép, trò người máy, thủ thuật tâm lí, tất cả đều có trong vụ án này.” – Tạp chí điểm sách Kirkus Review “Bối cảnh rùng rợn, không khí ma quái tạo nên một chất quỷ dị hiếm thấy trong truyện của Carr.” – Mục điểm sách của trang web Thư viện công Nashville “U ám chẳng khác gì quỷ Satan ngự trị lên toàn bộ câu chuyện… Tuyệt đối đáng đọc, một cuốn sách không nên bị lãng quên.” – Tiểu thuyết gia trinh thám, nhà phê bình văn học Martin Edwards
Giá PROTO