Thiên Đường Phải Không Anh?
Cầm trong tay một câu hỏi, người ta bị quyến dụ phải tìm một câu trả lời. Ai chẳng muốn chạm tới thiên đường, nhưng thiên đường là gì, và bạn đang đứng ở đâu? Nguyễn Hữu Tài đã khiến bạn đọc hút vào da diết cùng anh nỗi niềm xa xứ nhớ quê, những day dứt khôn nguôi song hành cùng nỗ lực khó mà đo đếm được trên con đường vạn dặm, nơi không có nhành thạch thảo nào đủ dịu dàng hứng trọn những giọt nước mắt mặn mòi của cả một thời thanh xuân tươi trẻ… Nhưng trong tập truyện ngắn mới nhất này, có lẽ lần đầu tiên câu trả lời “Không” hiển hiện rõ ràng và được tô đậm đến thế. “Trở về”, hai tiếng ấy len lỏi, đau đáu trong từng dòng từng chữ, như tiếng thở dài, như tiếng thở sâu, mà mỗi nhân vật trong 10 truyện ngắn này dường như không ai ngoại lệ.
Với Thiên đường phải không anh? của mùa hè 2017 này, dường như “Thiên đường” hiện rõ thì câu hỏi “Phải không anh?” là quá dễ trả lời.
“Thiên đường” – nước Mỹ trong những câu chuyện của Nguyễn Hữu Tài, là nơi mà mỗi người có số phần đến được đây đều phải mang vác một quá khứ và hiện tại chẳng nhẹ nhàng. Nhân vật của Tài trong tập sách này thuộc về hai lứa tuổi, hai thế hệ, nhưng đều chung một sợi dây xuyên suốt: đó là cái nơi chốn họ cùng muốn quay về. Lớp những người già, sang Mỹ từ lâu hay di dân theo con cái, thì muốn quay về cũng là điều dễ hiểu bởi chẳng có gì ràng buộc sâu xa bằng cội rễ, bằng thói quen, bằng những nhớ thương dày lớp với quê hương. Nhưng hai chữ “trở về” nói ra khó một, làm được khó trăm lần. Về nhen ông!, Xứ người giông gió, Những mảnh lòng dang dở, Tết ở miền xa là những câu chuyện về lớp người lớn tuổi kẹt lại nơi này như một sự bất khả kháng. Họ, có người vẫn phải vất vả cực nhọc kiếm sống và gom góp từng đồng đô la để thực hiện giấc mơ “về quê”; có người không thể rời xa con cháu, đành lòng làm quen với nắng gió xứ người, đành lòng xoa dịu nỗi nhớ quê bằng thứ tình chân chất cho nhau khi sức tàn lực kiệt, mong đi qua hiu quạnh từng giờ…
Hai chữ “trở về” ấy, với những người trẻ, những nhân vật 8x mang bóng dáng chàng trai cùng thời của họ, thì nỗi khắc khoải phần nhiều lại nhuốm mùi thất vọng, đắng cay, bởi cái giá họ phải trả cho “Giấc mơ Mỹ” là không nhỏ. Nếu người già trong tác phẩm của Tài muốn tìm về nguồn cội, thì người trẻ thèm thuồng chất Việt, thứ chất như doping cho cuộc sống không sớm héo mòn, cằn cỗi. Như trích đoạn Một nửa thiên đường, Thứ tha, Người đàn bà xa xứ và những mùa cây trút lá, Những đàn chim chấp chới.
Nếu nước Mỹ không hẳn là thiên đường, vậy thiên đường là đâu? Đơn giản lắm, đôi khi là mùi ổi thơm đến xoáy ruột xoáy gan. Là miếng gừng giã uống khi đau bụng, lá bồ ngót chữa cảm mạo hái ngay trong vườn nhà. Thiên đường là nơi lòng người tìm về cả thế giới vật chất đến thế giới tinh thầ Nơi những nhân vật của Hữu Tài luôn muốn tìm về, đó là quê hương, là nguồn cội, là các giá trị của con người: sự thủy chung, chia sẻ, bao dung và tha thứ.
Điểm đặc biệt, không giống một ai của Nguyễn Hữu Tài là anh luôn cùng nhân vật của mình “ngồi đế thời gian”, bởi lẽ chẳng biết vô tình hay hữu ý, truyện nào của anh cũng có những nhân vật đếm ngày đếm tháng, đếm giờ đếm phút, đến đếm mùa đếm năm. Những câu đếm thời gian quá nhiều cho tất cả mọi nhân vật, phải chăng cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi của tác giả, chỉ khác là với riêng mình Tài đếm ngược, đếm để hẹn trở về. Là một liệu pháp tinh thần? Là nhịp tim hòa với nhịp thời gian để mong một ngày trở về với bình yên, trả hết những món nợ cuộc đời mà có lẽ ai xa xứ cũng tự thân mang gánh?
Có lần tôi hỏi tính đến nay thì Tài về Việt Nam tổng cộng đã bao nhiêu lần, Tài cười, nói không tính được nữa, có lẽ gần bốn chục, và chắc rằng con số này đã nhiều hơn số tuổi hiện tại của anh. Chỉ về vì nhớ, vì muốn về, vì cần đặt chân lên dải đất hình chữ S, vì thèm trời xanh mây trắng nắng gió Sài Gòn, vì một Ninh Hòa xứ biển với chất quê nồng đượm như máu chảy trong huyết quản, chỉ thế thôi cũng là nhiều, rất nhiều. Để “về” được như thế, từ nước Mỹ xa xôi, nơi thiên đường không phải chỉ là thiên đường ấy, không phải chỉ ngồi yên mà đếm ngược thời gian, mà phải đánh đổi cả tuổi trẻ.
Tôi tin, những ai còn mong giữ cho mình một hồn quê trong trẻo thánh thiện, còn ước ao tìm về những giá trị hiện hữu của cội nguồn - là gia đình, là quê hương, đất nước, sẽ luôn được chia sẻ, được an lành để đi qua nỗi buồn miên viễn khi đọc những truyện ngắn này.
Cầm trong tay một câu hỏi, người ta bị quyến dụ phải tìm một câu trả lời. Ai chẳng muốn chạm tới thiên đường, nhưng thiên đường là gì, và bạn đang đứng ở đâu? Nguyễn Hữu Tài đã khiến bạn đọc hút vào da diết cùng anh nỗi niềm xa xứ nhớ quê, những day dứt khôn nguôi song hành cùng nỗ lực khó mà đo đếm được trên con đường vạn dặm, nơi không có nhành thạch thảo nào đủ dịu dàng hứng trọn những giọt nước mắt mặn mòi của cả một thời thanh xuân tươi trẻ… Nhưng trong tập truyện ngắn mới nhất này, có lẽ lần đầu tiên câu trả lời “Không” hiển hiện rõ ràng và được tô đậm đến thế. “Trở về”, hai tiếng ấy len lỏi, đau đáu trong từng dòng từng chữ, như tiếng thở dài, như tiếng thở sâu, mà mỗi nhân vật trong 10 truyện ngắn này dường như không ai ngoại lệ. Với Thiên đường phải không anh? của mùa hè 2017 này, dường như “Thiên đường” hiện rõ thì câu hỏi “Phải không anh?” là quá dễ trả lời. “Thiên đường” – nước Mỹ trong những câu chuyện của Nguyễn Hữu Tài, là nơi mà mỗi người có số phần đến được đây đều phải mang vác một quá khứ và hiện tại chẳng nhẹ nhàng. Nhân vật của Tài trong tập sách này thuộc về hai lứa tuổi, hai thế hệ, nhưng đều chung một sợi dây xuyên suốt: đó là cái nơi chốn họ cùng muốn quay về. Lớp những người già, sang Mỹ từ lâu hay di dân theo con cái, thì muốn quay về cũng là điều dễ hiểu bởi chẳng có gì ràng buộc sâu xa bằng cội rễ, bằng thói quen, bằng những nhớ thương dày lớp với quê hương. Nhưng hai chữ “trở về” nói ra khó một, làm được khó trăm lần. Về nhen ông!, Xứ người giông gió, Những mảnh lòng dang dở, Tết ở miền xa là những câu chuyện về lớp người lớn tuổi kẹt lại nơi này như một sự bất khả kháng. Họ, có người vẫn phải vất vả cực nhọc kiếm sống và gom góp từng đồng đô la để thực hiện giấc mơ “về quê”; có người không thể rời xa con cháu, đành lòng làm quen với nắng gió xứ người, đành lòng xoa dịu nỗi nhớ quê bằng thứ tình chân chất cho nhau khi sức tàn lực kiệt, mong đi qua hiu quạnh từng giờ… Hai chữ “trở về” ấy, với những người trẻ, những nhân vật 8x mang bóng dáng chàng trai cùng thời của họ, thì nỗi khắc khoải phần nhiều lại nhuốm mùi thất vọng, đắng cay, bởi cái giá họ phải trả cho “Giấc mơ Mỹ” là không nhỏ. Nếu người già trong tác phẩm của Tài muốn tìm về nguồn cội, thì người trẻ thèm thuồng chất Việt, thứ chất như doping cho cuộc sống không sớm héo mòn, cằn cỗi. Như trích đoạn Một nửa thiên đường, Thứ tha, Người đàn bà xa xứ và những mùa cây trút lá, Những đàn chim chấp chới. Nếu nước Mỹ không hẳn là thiên đường, vậy thiên đường là đâu? Đơn giản lắm, đôi khi là mùi ổi thơm đến xoáy ruột xoáy gan. Là miếng gừng giã uống khi đau bụng, lá bồ ngót chữa cảm mạo hái ngay trong vườn nhà. Thiên đường là nơi lòng người tìm về cả thế giới vật chất đến thế giới tinh thầ Nơi những nhân vật của Hữu Tài luôn muốn tìm về, đó là quê hương, là nguồn cội, là các giá trị của con người: sự thủy chung, chia sẻ, bao dung và tha thứ. Điểm đặc biệt, không giống một ai của Nguyễn Hữu Tài là anh luôn cùng nhân vật của mình “ngồi đế thời gian”, bởi lẽ chẳng biết vô tình hay hữu ý, truyện nào của anh cũng có những nhân vật đếm ngày đếm tháng, đếm giờ đếm phút, đến đếm mùa đếm năm. Những câu đếm thời gian quá nhiều cho tất cả mọi nhân vật, phải chăng cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi của tác giả, chỉ khác là với riêng mình Tài đếm ngược, đếm để hẹn trở về. Là một liệu pháp tinh thần? Là nhịp tim hòa với nhịp thời gian để mong một ngày trở về với bình yên, trả hết những món nợ cuộc đời mà có lẽ ai xa xứ cũng tự thân mang gánh? Có lần tôi hỏi tính đến nay thì Tài về Việt Nam tổng cộng đã bao nhiêu lần, Tài cười, nói không tính được nữa, có lẽ gần bốn chục, và chắc rằng con số này đã nhiều hơn số tuổi hiện tại của anh. Chỉ về vì nhớ, vì muốn về, vì cần đặt chân lên dải đất hình chữ S, vì thèm trời xanh mây trắng nắng gió Sài Gòn, vì một Ninh Hòa xứ biển với chất quê nồng đượm như máu chảy trong huyết quản, chỉ thế thôi cũng là nhiều, rất nhiều. Để “về” được như thế, từ nước Mỹ xa xôi, nơi thiên đường không phải chỉ là thiên đường ấy, không phải chỉ ngồi yên mà đếm ngược thời gian, mà phải đánh đổi cả tuổi trẻ. Tôi tin, những ai còn mong giữ cho mình một hồn quê trong trẻo thánh thiện, còn ước ao tìm về những giá trị hiện hữu của cội nguồn - là gia đình, là quê hương, đất nước, sẽ luôn được chia sẻ, được an lành để đi qua nỗi buồn miên viễn khi đọc những truyện ngắn này.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Văn Hóa - Văn Nghệ |
---|---|
Ngày xuất bản | 2017-09-21 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 180 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Hóa - Văn Nghệ |
SKU | 2516245905232 |
fahasha fahasa nhà sách fahasa haruki murakami mario puzo sách luật tâm thức hạnh phúc là con đường 12 chòm sao nhã nam từ vô hình đến hữu hình 999 bức thư gửi chính mình 999 bức thư gửi chính mình song ngữ trung việt vãn tình 999 lá thư gửi cho chính mình hành trình về phương đông đời ngắn đừng ngủ dài cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông nguyễn nhật ánh tuổi thơ dữ dội truyện tiki trading sách văn học hội chứng e tôi vỡ tan để ánh sáng ngập tràn vui vẻ không quạu nha 2 phải lòng với cô đơn tuyển tập nam cao trăm năm cô đơn nếu biết trăm năm là hữu hạn