Cách Nuôi Dạy Một Đứa Trẻ Có Trái Tim Ấm Áp
Thế nào là một trái tim ấm áp? Nếu được hỏi “Bạn có trái tim ấm áp không?” – các bạn sẽ trả lời thế nào?
Một trái tim ấm áp là một trái tim biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương, biết suy nghĩ trên lập trường của đối phương – hay nói cách khác là một trái tim biết quan tâm.
Điều này cũng đúng với quan hệ vợ chồng. Khi chồng suy xét đến tâm trạng, lập trường của vợ, và ngược lại vợ cũng để ý tới cảm xúc của chồng, giữa hai người sẽ có bầu không khí ấm áp và cuộc sống chung sẽ luôn thuận hòa. Tuy nhiên, trong lòng mỗi người luôn có những biến chuyển gây cản trở đến điều đó. Những biến chuyển đó được gọi là tính coi mình là trung tâm hay sự ích kỷ.
Tính ích kỷ được thể hiện càng rõ khi càng ít tuổi. Cần phải rèn giũa để dần dần, những đứa trẻ ích kỷ biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương cũng như biết nghĩ trên lập trường của đối phương.
Ví dụ, chúng ta hãy thử nghĩ về một em bé 1,5 tuổi. Ở lứa tuổi này, những hành động dựa trên nhu cầu khám phá, hay nói cách khác là “nghịch ngợm” xảy ra nhiều. Các bé nhất định muốn chạm vào một vật mới gì đó lọt vào mắt mình. Tuy nhiên, vì bé chưa rõ cách xử trí với đồ vật này, cộng thêm việc chưa có đủ sự khéo léo nên bé dễ làm hư hỏng, gây nhiều phiền toái cho người lớn.
Trong trường hợp này, đáng lẽ cần cảm thông nhưng người lớn lại thường nổi giận với trẻ. Thái độ tức giận đó của người lớn không hề xuất phát từ lập trường của trẻ. Nhu cầu khám phá của trẻ, cũng giống như tinh thần học hỏi của người lớn, là hành động không thể thiếu cho sự phát triển động lực tự thân của trẻ, nên cần phải chấp nhận những trò nghịch đó.
Và ngược lại, cũng cần phải làm cho trẻ biết đứng trên lập trường của người lớn, thấu hiểu cảm xúc của người lớn. Khi trẻ sờ vào những vật quan trọng của người lớn, cần phải liên tục nghiêm túc nói với trẻ “Đây là đồ quan trọng của mẹ đấy, rất quan trọng”.
Dựa vào ngữ điệu mà trẻ sẽ hiểu cảm xúc của cha mẹ nên sẽ cẩn trọng với những món đồ đó, dần dần nghĩ đó là “vật quan trọng”. Đối với các con, hãy cho con biết nó quan trọng bằng cách nhắc nhiều về hai từ “quan trọng, quan trọng”, cuối cùng tôi đưa tay ra nói “Trả lại cho bố/mẹ nào”, con liền đưa trả và nói “Đây”. Đương nhiên, bạn không được quên câu “Cảm ơn con”.
Cứ như vậy, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ dạy cho con về những thứ quan trọng với người lớn, và trẻ cũng sẽ hiểu được nếu không chạm vào những thứ đó sẽ nhận sự biết ơn từ người lớn.
Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến - Chào Con Em Bé Sơ Sinh
Các bạn thân mến, dù là người lớn hay trẻ em, thì chúng ta đều là những cá thể khác nhau từ hình thể, kích thước đến những quan điểm, tính cách, thẩm mỹ, cảm nhận và mong muốn không giống nhau. Ngay cả những em bé sinh đôi, dù hình dạng có giống nhau đến thế nào đi chăng nữa, bên trong mỗi em là những nhịp sinh học, nguyện vọng và mongmuốn hoàn toàn khác nhau. Mỗi em bé đều là duy nhất, với cân nặng khi sinh khác nhau, có các mốc phát triển đột phá không giống nhau. Các em bé cũng sẽ chấp nhận và ăn những lượng thức ăn không giống nhau, với các chế độ dinh dưỡng riêng biệt và do đó mà các chu kỳ tiêu hoá sẽ dài ngắn khác nhau, tập lẫy, trườn, bò, đi đứng và nói năng cũng sẽ phát triển ở những mốc thời gian khác nhau mà chỉ có bé mới quyết định được - khi bé sẵn sàng. Vì thế, khi nuôi dạy một em bé sơ sinh, xin cha mẹ hãy luôn nhớ rằng:
MỌI SỰ SO SÁNH ĐỀU LÀ KHẬP KHIỄNG.
Hãy nhìn bé. Và lấy bé làm cột mốc. Hãy đánh giá sự phát triển của bé, so với chính con vào tuần trước, tháng trước, năm trước. Cách này, cha mẹ không tạo sức ép cho bé và cũng không tạo sức ép cho chính bản thân mình. Làm cha mẹ rất khó mà cũng rất dễ. Bởi làm cha mẹ là bản năng tự nhiên. Xuyên suốt toàn bộ cuốn sách này, chúng tôi luôn đề cao bản năng làm cha mẹ của mỗi ngƣời đồng thời cũng tôn trọng tính khí, đặc điểm riêng và cá tính của từng em bé. Làm cha mẹ thông thái không đòi hỏi các bạn phải có bằng đại học, thạc sỹ hay kỹ sư. Làm cha mẹ thông thái cần ở các bạn thật nhiều tình yêu nhưng quan trọng hơn là sự
KIÊN NHẪN, kỹ năng quan sát, khả năng xử lí thông tin một cách có lô-gic; khi đó mọi quyết định liên quan đến bé và gia đình đều có cơ sở chứ không chạy theo trào lưu; khi đó, bạn đang làm chủ cuộc sống gia đình của chính mình. Đồng hành từ đầu đến cuối của cuốn sách này, bạn sẽ đọc được rất nhiều về NÚT CHỜ và về trình tự sinh hoạt (routine).
Nút chờ chính là bài học về sự quan sát và kiên nhẫn từ cả phía cha mẹ và bé. Nút chờ là lúc cha mẹ quan sát và học “ngôn ngữ” của con, là lúc cha mẹ tìm ra câu hỏi đúng nhất cho từng tiếng khóc và từng cử chỉ của bé. Nút chờ là bài học quí giá về sự kiên nhẫn với cha mẹ và cả cho bé nữa.
Trình tự sinh hoạt (routine) chính là việc tạo phản xạ có điều kiện cho bé, giúp bé nhận biết trƣớc được điều gì sẽ xảy ra với chính mình. Từ đó, nếp sống của gia đình có thể theo một chu kỳ nhất định, nhịp nhàng và tƣơng đối ít biến động và ít chao đảo hơn rất nhiều so với sinh hoạt ngẫu hứng.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Kích thước | 16x24x2 |
Số trang | 594 |
SKU | 2445073989216 |
montessori vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương ăn dặm kiểu nhật nuôi con không phải là cuộc chiến để con được ốm đọc vị mọi vấn đề của trẻ sách ăn dặm dạy con kiểu nhật ăn dặm nuôi con không phải là cuộc chiến 1 sách dạy con ăn dặm không phải cuộc chiến sách ăn dặm kiểu nhật ăn dặm bé chỉ huy mẹ ăn ngon con khỏe mạnh ăn dặm không phải là cuộc chiến bac si rieng cua be yeu 33 câu chuyện với các bà mẹ - cùng con phát triển bản thân vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương tập 1 bố mẹ kể con nghe con mình chẳng lẽ lại vứt làm cha mẹ tỉnh thức nuôi con không phải cuộc chiến cha mẹ độc hại em bé hạnh phúc dạy con chờ đến mẫu giáo thì đã muộn cách khen cách mắng cách phạt con nuôi con không phải là cuộc chiến 2 sách cho mẹ bầu mang thai lần đầu