Một tác phẩm hài hước nhưng không kém phần nghiêm túc dành cho cha mẹ
Ngôi nhà của bạn có bị làm phiền bởi những đứa trẻ hay quấy nhiễu không?
- Vâng, chúng ta lại quay lại chủ đề này. Đã đến lúc chúng ta cần cảnh báo về những đứa trẻ ngỗ nghịch. Các bậc phụ huynh khắp nơi đang tìm kiếm xem ngôi nhà của họ có bị quấy nhiễu bởi những thành viên khó bảo và hay quấy rối không. Những đứa trẻ như vậy có nhiều kiểu và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng chúng trông như thế nào, và nếu gia đình bạn có thì bạn cần dạy bảo chúng ra sao? Hãy thử xem danh sách dưới đây và tôi chắc bạn sẽ tìm thấy câu trả lời.
Nếu ngôi nhà của bạn có dấu hiệu:
- Đồ chơi, quần áo, vật dụng cá nhân bị quăng quật bừa bãi khắp nơi trong nhà.
- Tiếng ồn ào lớn, tiếng khóc, la hét, đập phá, rên rỉ, chửi rủa, nhạc rock, các chương trình ca nhạc MTV được bật quá nhiều...
- Vật dụng và các món đồ trong nhà biến mất một cách bí ẩn mà bố mẹ không hề biết, ví dụ như thực phẩm hay kéo (Bất cứ thứ gì bị mất hay thất lạc).
- Những hành vi quấy nhiễu hoặc có tình huống không thể kiểm soát được, những cơn giận, ném các vật dụng lung tung trong nhà.
- Đôi khi mọi thứ trở nên luộm thuộm bừa bãi một cách khó hiểu. Ti vi, đèn và các vật dụng trong nhà bị di chuyển vị trí, điện thoại bị buộc lại hàng giờ đồng hồ.
Bất kỳ một dấu hiệu nào trên đây đều cho thấy bạn đang có những đứa trẻ khá hư trong nhà, hay là dấu hiệu của một đứa trẻ sắp hư. Nếu bạn không có biện pháp để xử lý thì căn nhà của bạn sẽ vô cùng tồi tệ. Ngày nay có những biện pháp xử lý triệt để vừa đơn giản vừa hiệu quả đối với những đứa trẻ này (bạn sẽ thấy ngay trong cuốn sách này). Thực hiện những hướng dẫn trong cuốn sách. Điều chỉnh liều lượng “thuốc” một cách hợp lý. Hãy đeo “đôi găng tay trẻ em” khi đối mặt với những đứa trẻ hư.
Xin ghi nhớ: Phản ứng của bọn trẻ lần đầu sẽ mãnh liệt và dữ dội hơn so với bình thường. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục xử lý chúng để đảm bảo có được kết quả tốt nhất.
Thời gian để hoàn thành việc dạy và điều chỉnh một đứa trẻ hư còn phụ thuộc vào mức độ ngỗ ngược của đứa trẻ và thời gian bạn đã bỏ rơi đứa trẻ, không xử lý những lúc không ngoan của đứa trẻ đó. Tiếp tục xử lý cũng như thường xuyên xử lý là việc vô cùng cần thiết để tránh việc trẻ lại quay trở lại tính cách gây quấy nhiễu.
Vâng, nếu bạn đang gặp phải những băn khoăn trăn trở nêu trên, hãy chia sẻ cùng các ông bố bà mẹ khác và các chuyên gia tư vấn trong cuốn Purrfect Parenting với bản tiếng Việt: Này, con có thôi đi không do Công ty CP Sách Thái Hà mua bản quyền.
Tại sao con của chúng ta không biết nhẫn nhịn và kiềm chế? Tại sao nhiều lúc bố mẹ lại trút bực dọc lên đầu những đứa trẻ mà họ yêu thương? Đây là vấn đề cần phải được giải quyết triệt để tận gốc rễ. Tính đến nay đã có quá nhiều những vụ án phát sinh từ lí do không thể nhẫn nhịn nên cáu giận lớn tiếng. Con số về những vụ án xảy ra vì không kiềm chế được cơn giận mà cáu gắt, giận dữ đang ngày càng tăng lên, gia đình cũng như xã hội mà chúng ta đang sống dường như đang dần không còn là nơi trú ẩn an toàn cho mỗi người nữa.
Trong một xã hội mà các vụ án bắt nguồn từ những cơn nóng giận cứ xảy ra liên tục thì cảm xúc và tình cảm của thủ phạm đã gặp những vấn đề gì? Nguyên nhân chính bắt nguồn từ chính quá trình “nuôi dạy trẻ”, nơi mà sự nóng giận bùng phát mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất. Nếu như chúng ta không thể nào vượt qua những giai đoạn phát triển cảm xúc mà thông qua đó chúng ta có thể điều tiết được những xung đột, phẫn nộ và cáu giận trong quá trình “nuôi dạy trẻ” thì hẳn nhiên kết quả xảy ra sẽ vô cùng tồi tệ.
Những đứa trẻ không thể kiềm chế cảm xúc lớn lên sẽ có thể trở thành những người cha người mẹ vừa vụng về khi tiết chế cảm xúc của bản thân vừa khó khăn khi kiềm nén cơn giận dữ. Hơn nữa, cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái, vì thế hình ảnh cha mẹ cáu giận cũng sẽ trở thành hình mẫu để con cái học theo và con cái chúng ta rất dễ trở thành một trong những người cha người mẹ hay la lối trong tương lai. Bởi lẽ chúng sẽ vừa nhìn cha mẹ vừa tiếp thu cách xử lí cũng như thể hiện cảm xúc của bản thân rằng: “À, hoá ra biểu hiện cảm xúc tiêu cực là phải la lối om xòm thế này”. Trong suốt quá trình lớn lên, trẻ con sẽ không ngừng học hỏi, tiếp thu cách xử lí cảm xúc từ cha mẹ và những người xung quanh cho đến tận khi chúng có năng lực tự tạo lập và làm chủ cảm xúc của bản thân.
Thậm chí, chúng có thể tiếp thu một cách thụ động và nguyên vẹn cách biểu lộ cảm xúc tức giận thông qua các chương trình giải trí, các bộ phim truyền hình hay từ trong chính gia đình.
Cuốn sách “Đừng nổi giận để rồi hối hận” đưa ra những trường hợp tiêu biểu trong việcnuôi dạy con cái ngoài đời thực, khi những người làm cha làm mẹ không thể nhẫn nhịnđược cảm xúc để rồi cáu giận la hét, từ đó phân tích cảm xúc của cha mẹ và con cái đồngthời đưa ra những phương pháp cũng như cách xử lí để kiềm chế sự nóng giận với con cáikhi chúng đòi hỏi, cách dạy cho trẻ biết đợi chờ, cách giáo dục trẻ điều tiết cảm xúc tiêu cực của chính mình, cách tiết chế cảm xúc nóng giận vô thức- thứ mà chính bản thân đôi khi cũng không nhận ra; cách dung hòa với người bạn đời đang nóng giận của mình.
Nếu bạn là những người cha, người mẹ đang đi tìm lời giải đáp cho chính bản thân mình rằng tại sao bạn lại cứ như chiếc đài radio bị rè tiếng liên tục lặp lại quá trình nổi nóng rồi lại nổi nóng, thì cuốn sách này sẽ rất hữu ích cho bạn.
Phần 1: Nuôi con thì hãy nói không với nổi giận
Phần 2: Phương pháp xử lý khi con đòi hỏi
Phần 3: Cách xử lý khi quá nóng giận
Phần 4: Nuôi con không bằng những lời mắng mỏ
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-01-24 17:25:59 |
Kích thước | 15 x 23 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 2878786052210 |
montessori vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương ăn dặm kiểu nhật nuôi con không phải là cuộc chiến để con được ốm đọc vị mọi vấn đề của trẻ sách ăn dặm dạy con kiểu nhật ăn dặm nuôi con không phải là cuộc chiến 1 sách dạy con ăn dặm không phải cuộc chiến sách ăn dặm kiểu nhật ăn dặm bé chỉ huy mẹ ăn ngon con khỏe mạnh ăn dặm không phải là cuộc chiến bac si rieng cua be yeu 33 câu chuyện với các bà mẹ - cùng con phát triển bản thân vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương tập 1 bố mẹ kể con nghe con mình chẳng lẽ lại vứt làm cha mẹ tỉnh thức nuôi con không phải cuộc chiến cha mẹ độc hại em bé hạnh phúc dạy con chờ đến mẫu giáo thì đã muộn cách khen cách mắng cách phạt con nuôi con không phải là cuộc chiến 2 sách cho mẹ bầu mang thai lần đầu