Tự do có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?Tự do của con người đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm và được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Tự d...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Trốn Thoát Tự Do

Tự do có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?

Tự do của con người đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm và được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Tự do là đích ngắm mà mọi người đều hướng đến, và nhiều khi người ta phải đấu tranh để giành lấy nó. Vậy mà ngay từ tựa đề cuốn sách, Erich Fromm đã khiến người đọc tò mò khi đặt ra một nghịch lý: nếu đã muốn sở hữu tự do, thì tại sao lại phải trốn thoát nó?

Bằng cách tập trung vào khía cạnh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc khủng hoảng văn hóa và xã hội trong thời đại của chúng ta, cuốn sách “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh nghịch lý này, một cách thỏa đáng.

“Trốn thoát tự do” là một phần trong công trình nghiên cứu khái quát về cấu trúc tính cách của con người hiện đại và những vấn đề về tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội mà tác giả đã dày công tìm hiểu suốt nhiều năm. Cuốn sách hàm chứa một nội dung vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa nhân văn lớn lao đối với con người và sự phát triển của xã hội hiện đại; qua đó, thể hiện sự tiếp nối dòng tư tưởng khám phá về con người trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, và của tâm lí học xã hội - chính trị nói riêng.

Sách gồm 7 chương và Phụ lục.

Chương 1: Tự do - một vấn đề tâm lý;

Chương 2: Sự trỗi dậy của con người cá nhân và sự mơ hồ của tự do;

Chương 3: Tự do trong thời kì Cải cách;

Chương 4: Hai khía cạnh của tự do đối với con người hiện đại;

Chương 5: Những cơ chế trốn thoát;

Chương 6: Hệ tâm lý của chủ nghĩa Quốc xã;

Chương 7: Tự do và dân chủ; Phụ lục: Tính cách và tiến trình xã hội.

Từ những nội dung được luận giải xuyên suốt cuốn sách, chúng ta thấy rằng, Erich Fromm đã thể hiện một cách tiếp cận mới mẻ và đặc sắc về ý nghĩa của tự do đối với con người hiện đại.

“Luận điểm của cuốn sách này là con người hiện đại, mặc dù thoát khỏi những ràng buộc của xã hội tiền chủ nghĩa cá nhân, vốn vừa đem đến sự an toàn vừa giới hạn anh ta, lại không đạt được tự do theo nghĩa tích cực trong nhận thức về bản ngã cá nhân; tức là, việc thể hiện những tiềm năng trí tuệ, cảm xúc và giác quan. Tự do, mặc dù đem đến sự độc lập và lý tính, đã khiến con người trở nên bị cô độc và, do đó, hoang mang và bất lực. Tình trạng cô lập này là không thể chịu đựng nổi và con người đối diện với những lựa chọn thay thế: hoặc chạy trốn những gánh nặng tự do của bản thân bằng sự lệ thuộc và phục tùng mới, hoặc tiến tới nhận thức đầy đủ về tự do tích cực, điều dựa trên tính độc đáo và cá nhân của con người.” (Erich Fromm)

Tác phẩm là một tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm đến tư tưởng phương Tây thời kì hiện đại nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA

“Một phân tích xuất sắc về chứng loạn thần kinh trong nền văn hóa của chúng ta.” ― The Nation

“Một tác phẩm quan trọng và đầy thử thách.” ― The New York Herald Tribune

“Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại.” - The Washington Post

TRÍCH ĐOẠN HAY

1. Có lẽ bên cạnh khao khát tự do bẩm sinh, người ta còn có một mong muốn bản năng đối với sự lệ thuộc? Nếu không, làm sao chúng ta có thể lý giải được sức hút của việc phục tùng mà một thủ lĩnh có được đối với quá nhiều người ở thời điểm hiện tại? Sự khuất phục phải chăng luôn là trước một quuyền lực công khai, hay còn trước những quyền lực bị chủ quan hóa, như nghĩa vụ hoặc lương tâm, trước những thúc ép bên trong hoặc trước những quyền lực ẩn danh như dư luận xã hội? Phải chăng có một sự thỏa mãn ngầm khi quy phục kẻ khác, và bản chất của nó là gì? (tr.23+24).

2. Những khuynh hướng cao thượng nhất cũng như xấu xí nhất của con người không phải là một phần trong bản chất cố định và sẵn có về mặt sinh học, mà là kết quả từ quá trình xã hội [đã] nhào nặn nên con người đó. Nói cách khác, xã hội không chỉ có chức năng trấn áp – mặc dù nó cũng có chức năng đó – mà còn có chức năng sáng tạo. Bản chất của con người, những đam mê và sợ hãi của anh ta đều là sản phẩm văn hóa; trên thực tế, bản thân con người là tạo tác và thành tựu quan trọng nhất trong nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân loại, là đỉnh cao của cái mà chúng ta gọi là lịch sử. (tr. 32).

3. Chừng nào con người còn là một phần không thể thiếu của thế giới, chưa nhận thức được khả năng và trách nhiệm của hành động cá nhân, chừng đó họ không cần phải e sợ điều đó. Khi một người trở thành một cá nhân, anh ta đứng một mình và đối mặt với thế giới mà ở mọi khía cạnh đều nguy hiểm và vượt trội về sức mạnh. (tr. 54)

4. Bất kỳ một loại tư tưởng nào, dù đúng hay sai, nếu nó vượt lên trên một sự phù hợp hời hợt bề ngoài với những quan điểm thông thường, đều được thúc đẩy nhờ nhu cầu và lợi ích chủ quan của người suy tưởng. Thường thì một số lợi ích tăng lên nhờ việc tìm ra sự thật, một số khác thì bằng cách hủy hoại nó. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp, động cơ tâm lý đều là những yếu tố khích lệ quan trọng để đi tới một số kết luận nhất định. Chúng ta thậm chí có thể tiến xa hơn và nói rằng những tư tưởng không bắt nguồn từ nhu cầu mạnh mẽ của nhân cách thì sẽ ít ảnh hưởng tới hành động cũng như toàn bộ đời sống của người đó. (tr.102)

5. tiến trình xã hội, bằng cách xác định phương thức sống của cá nhân, tức là, mối quan hệ của anh ta với người khác và với lao động, tạo nên cấu trúc tính cách của anh ta; những ý thức hệ mới – tôn giáo, triết học, hoặc chính trị – bắt nguồn và thu hút cấu trúc tính cách đã thay đổi này, và do đó, tăng cường, thỏa mãn và khiến nó thêm vững vàng; đặc điểm tính cách mới được hình thành, tới lượt nó, đã trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển xa hơn về mặt kinh tế và tác động tới tiến trình xã hội; mặc dù, ban đầu, những đặc điểm này đóng vai trò là một phản ứng trước sự đe dọa của những lực lượng kinh tế mới, chúng đã dần trở thành những động lực sản xuất mạnh mẽ hơn và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế mới. (tr.152)

6. Đỉnh cao của sự phát triển tự do trong lĩnh vực chính trị và nhà nước dân chủ hiện đại dựa trên nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng và họ có quyền ngang nhau khi tham gia vào chính quyền thông qua những đại diện do chính họ lựa chọn. Mỗi người đều được phép hành động vì lợi ích của mình, đồng thời, hướng tới sự thịnh vượng chung của dân tộc. (tr.158)

7. … có thể thấy bản thân ta, về nguyên tắc, cũng là đối tượng tình yêu của ta giống như người khác. Sự khẳng định của đời sống riêng, hạnh phúc, sự phát triển, tự do cá nhân, bắt nguồn từ sự sẵn sàng và khả năng cơ bản cho một lời quả quyết như vậy. Nếu cá nhân có sự sẵn sàng này, anh ta cũng có thiện chí đó với chính mình; nếu chỉ có thể “yêu” người khác, anh ta không thể yêu gì cả. (tr.169)

CÂU QUOTE HAY

1. … động lực tìm kiếm tự do là cố hữu trong bản chất con người, dù có thể bị hủy hoại và đàn áp, nhưng vẫn luôn có xu hướng tự khẳng định hết lần này đến lần khác. (tr.15)

2. Trạng thái cô độc về mặt thể chất trở nên không chịu đựng nổi chỉ khi nó bao hàm cả trạng thái cô độc về mặt tinh thần. (tr. 41)

3. Anh ta tự do – tức là anh ta cô đơn, tách biệt, phải đối diện với hiểm nguy từ mọi phía. (tr.100)

4. Cuộc tìm kiếm sự xác tín một cách bắt buộc … không phải là biểu hiện của đức tin chân chính mà bắt nguồn từ nhu cầu đánh bại nỗi hoài nghi không thể chịu đựng nổi. (tr. 120)

5. Mục đích của chúng ta là chứng minh rằng cấu trúc của xã hội hiện đại, cùng một lúc, ảnh hưởng tới con người theo hai cách: anh ta trở nên độc lập, tự tin, và hay chỉ trích hơn, đồng thời cũng trở nên tách biệt, cô độc, và sợ hãi hơn. Nhận thức đầy đủ về vấn đề tự do phụ thuộc vào khả năng nhìn thấy cả hai mặt của tiến trình và không để “mất dấu” mặt này trong khi đang theo dõi mặt kia. (tr.154)

6. Chúng ta bị mê hoặc trước sự lớn mạnh của tự do với những quyền lực bên ngoài bản thân và không nhìn thấy những ràng buộc, cưỡng ép, và sợ hãi bên trong, những điều có xu hướng làm suy yếu thành tựu mà tự do đã giành được trước những kẻ thù truyền thống. (tr.156).

VỀ TÁC GIẢ

ERICH FROMM (1900 -1980) là nhà phân tâm học người Đức, người nằm giữa giai đoạn chuyển tiếp từ Phân tâm học của Sigmund Freud đến tân Freud, người đã kết hợp lý thuyết của Freud và học thuyết của Karl Marx để tạo một hướng đi riêng có nhiều đóng góp và ảnh hưởng throng lĩnh vực Phân tâm học xã hội.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá EYE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOmega Plus
Ngày xuất bản2022-12-01 00:00:00
Kích thước14.0 x 20.5 cm
Dịch GiảAn Khánh
Loại bìaBìa mềm
Số trang408
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thế Giới
SKU1813170391541
Liên kết: Sữa rửa mặt gạo Rice Water Bright Cleansing Foam (150ml)