Thiền Sư Khương Tăng Hội (Tái Bản)

Tác giả: Thích Nhất Hạnh
“Thiền sư Khương Tăng Hội” là một cuốn sách của Thầy Thích Nhất Hạnh, nói về cuộc đời và quá trình tu tập của thiền sư Tăng Hội – Tổ sư của Thiền Tông Việt Nam.Mới hơn mười ...
Công ty:Tiki Trading
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Thiền Sư Khương Tăng Hội (Tái Bản)

“Thiền sư Khương Tăng Hội” là một cuốn sách của Thầy Thích Nhất Hạnh, nói về cuộc đời và quá trình tu tập của thiền sư Tăng Hội – Tổ sư của Thiền Tông Việt Nam.

Mới hơn mười tuổi thì cả cha và mẹ đều qua đời, và thầy được nhận vào chùa làm chú tiểu. Sa di Tăng Hội đã được học kinh Phật bằng tiếng Phạn và cũng đã được học chữ Hán. Lớn lên, thọ GIỚI LỚN, không những thầy tinh thông Phật học mà cũng tinh thông cả Nho học lẫn Lão học.

Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của thầy, ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu (Việt Nam) và tại trung tâm Kiến Nghiệp (Trung Quốc) ngày xưa. Tư tưởng Thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. Tuy nhiên, thiền pháp của thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bỗng trong vòm trời lý thuyết. Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thỉ. Nhân cách của thiền sư Tăng Hội là một nhân cách vĩ đại. Ta chỉ cần đọc bài kệ mà Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô đề lên tranh tượng của thầy sau đây thì đủ thấy được nhân cách ấy:

Lặng lẽ, một mình,

đó là khí chất

tâm không bận bịu

tình không vướng mắc

đêm đen soi đường

lay người thức giấc

vượt cao, đi xa

thoát ngoài cõi tục.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời mở đầu

1.Khởi Nguyên Của Đạo Bụt Việt Nam

2.Thiền Học Của Thiền Sư Tăng Hội

3.Hình Thức Và Nội Dung Của Thiền

4.Quán Niệm Và Quán Tưởng

5.Văn Kiện Giáo Lý Căn Bản

Phương Pháp Đạt Thiền

Bìa Tựa Kinh An Ban Thủ Ý Do Thầy Tăng Hội

Viết Bằng Hán Văn

Phụ Lục

Thiền Sư Khương Tăng Hội

Bài Tựa Sách Mâu Tử - Lý Hoặc Luận

Thiền Sư Khương Tăng Hội:

Khởi Nguyên Của Thiền Học Việt Nam

Quốc Sư Thông Biện

Trích dẫn:

Đạo Bụt Đi Vào Việt Nam

Hồi đó ở miền bờ biển Nam Ấn Độ, có hai trung tâm nổi tiếng của đạo Bụt đại thừa. Một trung tâm gọi là Amaravati. Một trung tâm gọi là Nagarjunakonda. Từ những trung tâm đạo Bụt đại thừa ở miền duyên hải Ấn Độ, đạo Bụt được truyền sang Việt Nam bằng đường biển. Việc này đã xảy ra từ thế kỷ thứ I (trước công nguyên). Trong thế kỷ đi theo, tức là thế kỷ thứ I (sau công nguyên), đạo Bụt đã tiếp tục đi vào Việt Nam. Đạo Bụt đã đi vào Việt Nam bằng đường hàng hải do các nhà buôn đem tới. Hồi đó đế quốc La Mã rất cần những hàng hóa, hương liệu như quế, tiêu, lụ Các thương gia Ấn Độ không có đủ những thứ ấy để cung cấp cho đế quốc La Mã. Vì vậy cứ đợi mùa có gió đông nam thì họ thả thuyền đi về hướng Việt Nam. Mỗi khi đi tới rồi thì họ ở lại để buôn bán. Và phải đợi cho đến năm sau, khi có gió mùa thì họ mới xuống thuyền về nước. Trong thời gian cư trú ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, cố nhiên là họ phải thực tập tôn giáo của họ. Do chính nguyên cớ đó mà người Việt thời đó mới biết đến đạo Bụt. Thường thường khi đi buôn, các thương gia Ấn Độ đem theo những cái tháp Bụt tượng trưng cho xá lợi của Bụt. Họ đốt nhang, đốt trầm, đọc kinh, tụng tam quy và ngũ giới. Vì vậy cho nên qua thời gian họ lưu lại Việt Nam, người Việt đã biết tới đạo Bụt. Và cùng với đạo Bụt các thương gia Ấn cũng đem theo những cái khác nữa. Ví dụ như niên lịch, cách thức canh tác, thuốc men, phương pháp trị liệu, và cách quan sát tinh tú của Ấn Độ. Vì vậy về thiên văn, y khoa, niên lịch, cũng như phương pháp canh tác, người Việt chúng ta đã học được của Ấn Độ rất nhiều.

Giao Chỉ - Vùng Giao Lưu Của Hai Nền Văn Hóa

Nước ta hồi đó chưa có tên là Việt Nam. Việt Nam hồi đó có tên là Giao Chỉ. Giao, đúng ra có nghĩa là giao tiếp. Tại vì địa bàn Việt Nam hồi đó là môi giới giữa hai nền văn hóa. Văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa. Có những nước nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, trong đó có Giao Chỉ. Hồi đó ta theo văn hóa Ấn Độ. Từ thần thoại, cho đến canh nông, cho đến chiêm tinh, cho đến niên lịch, chúng ta đều áp dụng của Ấn Độ cả. Sau này, khi nước ta bị nhà Hán xâm chiếm, dân ta mới bắt đầu tiếp thu những yếu tố của văn hóa Trung Hoa. Nước ta trước đó đã có tên là Nam Việt. Rồi từ Nam Việt đổi thành Giao Chỉ, sau đó được đổi thành Giao Châu. Giao có nghĩa là giao tiếp. Hiện giờ, người ta còn gọi chung các nước Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam là Indo-China (Ấn Độ - Trung Quốc). Cái tên này cũng có cùng một ý niệm đó, nghĩa là vùng đất nằm giữa hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Có người nói chữ Giao có nghĩa là giao long. Vì thấy người Việt ngày xưa xăm mình và tự nhận mình là con cháu của rồng, họ nghĩ đất đai của con cháu rồng phải gọi là Giao Chỉ. Nhưng thật sự chữ Giao ở đây có nghĩa là giao tiếp. Chỉ có nghĩa là địa chỉ, địa bàn hoặc là vùng đất. Vùng đất nằm ở khoảng giao tiếp giữa hai nền văn hóa. Giao Chỉ sau đổi thành Giao Châu khi chúng ta bị nội thuộc nhà Hán. Hồi đó nước ta là một thuộc địa của nhà Hán. Chúng ta bắt đầu bị nhà Hán cai trị vào năm 111 trước công nguyên. Bị đô hộ gần một ngàn năm mà ta không bị đồng hóa. Trong thời gian đó có nhiều cuộc nổi dậy giành độc lập. Nhưng những cuộc nổi dậy ấy chỉ thành công trong một thời gian thôi rồi bị đàn áp. Một lần có hai chị em tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị đứng dậy, làm cách mạng, và chiêu tập binh mã đánh lại nhà Hán. Đó là từ năm 40 đến năm 43. Hai chị em đánh thắng được quân đô hộ và lập được nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm.

Trước đó Giao Chỉ có tên là Nam Việt. Dòng dõi cai trị nước Nam Việt hồi đó là nhà Triệu. Có nhiều đời vua: Triệu Vũ Vương, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ai Vương và Triệu Dương Vương. Đến năm 111, Nam Việt bị nhà Hán xâm chiếm. Lúc đó ta mất tên Nam Việt, và trở thành một bộ của nhà Hán gọi là bộ Giao Chỉ. Bộ Giao Chỉ hồi đó đất rất rộng. Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây bây giờ cũng thuộc về bộ Giao Chỉ. Đảo Hải Nam cũng thuộc về bộ Giao Chỉ. Và cố nhiên là miền bắc và phần bắc của miền Trung bây giờ cũng thuộc về bộ Giao Chỉ. Trong lịch sử, ta thấy có nhiều khi ta đã muốn qua đòi lại những đất đó. Trước khi có nước Nam Việt thì đã có nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc là do hai nước Thục và Văn Lang nhập lại mà thành. Văn Lang là tên đầu của nước Việt Nam. Văn tức là văn vẻ, đẹp. Còn Lang nghĩa là hiền lành, như là ông thầy thuốc. Thời Văn Lang, có nhà Hồng Bàng. Hồng Bàng là con chim lớn, con chim vĩ đại. Và thời nước Âu Lạc thì ta có nhà Thục. Có nhiều truyền thuyết xảy ra trong thời Hồng Bàng: bánh chưng, bánh dày, trầu Có những chuyện xảy ra trong thời Âu Lạc như Trọng Thủy Mỵ Nương.

Nhà Thục là một nước ở gần Văn Lang. Hồi đó, nước Văn Lang yếu nên mới bị nhà Thục qua chiếm. Họ gom Thục và Văn Lang lại làm thành một nước gọi là nước Âu Lạc. Văn hóa hồi đó cũng còn rất đặc thù, và nằm dưới ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Âu có thể là Âu Cơ, người đàn bà tượng trưng cho chim. Lạc là con chim lạc. Có những tài liệu trong Hậu Hán Thư chứng tỏ là trong thời đại nhà Triệu, khi quốc hiệu còn là Nam Việt, ta thường đi qua mua những dụng cụ canh nông bên nhà Hán. Bắt đầu sang nhà Triệu thì văn minh ta đã có yếu tố Trung Quốc. Từ khi nước ta bị nhà Hán đô hộ thì văn hóa Trung Quốc mới bắt đầu được đưa qua nhiều. Trong thời đó có hai nhà văn hóa Trung Quốc là Tích Quang và Nhâm Diên. Hai nhà văn hóa này nỗ lực dạy chữ Hán cho người Giao Chỉ. Hai người cũng khá dễ thương. Lúc đó là thế kỷ thứ I sau công nguyên. Tích Quang và Nhâm Diên bắt đầu đưa phương pháp canh tác của Trung Hoa áp dụng vào Giao Châu. Những nghi lễ như đi cưới, dạm ngõ, đi hỏi, đám bắt đầu được học từ người Hán. Trước đó thì ta sử dụng các tập tục của Ấn Độ. Chính ngay trong thế kỷ đầu đã có cuộc nổi dậy của hai chị em Bà Trưng. Trong 200 năm trước công nguyên, Trung Quốc được gọi là nhà Tây Hán. Sau công nguyên thì là nhà Đông Hán. Và chính trong thời đại nhà Hán, đạo Bụt từ Ấn Độ được truyền sang Việt Nam, và truyền trực tiếp chớ không phải truyền sang ngõ Trung Quốc. Có rất nhiều người nghĩ rằng đạo Bụt ở Việt Nam lúc bắt đầu là từ Trung Quốc đưa xuống, nhưng sự thực thì ngược lại. Đạo Bụt được truyền sang Việt Nam trước. Rồi trong những thế kỷ đầu của Tây lịch, đạo Bụt từ Việt Nam lại được truyền sang Trung Quốc.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GME

Thông tin chi tiết

Phiên bản sáchPhiên bản thường
Công ty phát hànhThái Hà
Ngày xuất bản2022-01-01 00:00:00
Kích thước13 x 20.5 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang280
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Lao Động
SKU7219993332956
Liên kết: Mặt nạ săn chắc da The Solution Double Up Firming Face Mask The Face Shop