Sống Mãnh Liệt – Chúng ta có thể học được gì từ những người khuyết tật thành công?

Tác giả: Rainer Zitelmann | Xem thêm các tác phẩm Tiểu sử - Hồi ký của Rainer Zitelmann
Sống mãnh liệt – Cuốn sách mới nhất của Rainer Zitelmann khám phá cách những người khuyết tật đạt được những điều phi thường trong cuộc sống và đặt ra những cột mốc mà dường như ngay cả với hầu hết nh...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sống Mãnh Liệt – Chúng ta có thể học được gì từ những người khuyết tật thành công?

Sống mãnh liệt – Cuốn sách mới nhất của Rainer Zitelmann khám phá cách những người khuyết tật đạt được những điều phi thường trong cuộc sống và đặt ra những cột mốc mà dường như ngay cả với hầu hết những người không khuyết tật cũng không dễ thực hiện được. Zitelmann lập hồ sơ về 20 cá nhân độc đáo, tất cả đều đạt được thành tích cao hơn nhiều so với mức trung bình, thường gần như là siêu nhân, mặc dù việc khuyết tật của họ được cho là mang lại ít cơ hội cho họ và khiến họ, ở nhiều khía cạnh, phụ thuộc vào những người xung quanh. Zitelmann biết cách kết hợp tài năng kép của một nhà báo kể chuyện thú vị và khả năng phân tích nhạy bén của một nhà khoa học để cung cấp những hiểu biết quan trọng về câu chuyện thành công của những người đàn ông và phụ nữ này, những người đã phải đạt được nhiều thành tích hơn so với những người không bị khuyết tật - nhưng không bao giờ muốn để được đối xử khác với những người bình thường.

Ludwig van Beethoven đã vận dụng sức mạnh ý chí phi thường của mình để vượt xa tham vọng của chính mình và vượt qua những khả năng thể chất được cho là hạn chế để sáng tác một số bản giao hưởng vĩ đại nhất khi ông đã bị điếc. Như Beethoven đã nói: “Sức mạnh là đạo đức của người nổi bật so với phần còn lại, và nó là của tôi.”

Vincent van Gogh, người đã vẽ một số tác phẩm theo trường phái Ấn tượng quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật khi đang ở trong bệnh viện tâm thần. Hay Frida Kahlo, người bị bại liệt khi còn nhỏ và sau đó bị tàn tật nặng hơn trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, nhưng vẫn trở thành họa sĩ nổi tiếng nhất ở Mỹ Latinh. Và Stephen Hawking, người đã khám phá lỗ đen và giải thích vũ trụ cho chúng ta, mặc dù phải ngồi xe lăn và giao tiếp qua máy tính giọng nói.

Ray Charles, Stevie Wonder và Andrea Bocelli đã trở thành những siêu sao của làng nhạc vì họ không chấp nhận việc mù lòa của mình là bất lợi, thậm chí còn thành công trong việc biến nó thành lợi thế. Michael J. Fox đã trở nên nổi tiếng ở Hollywood khi được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Điều đó thường có nghĩa là sự kết thúc sự nghiệp của một diễn viên — nhưng ngôi sao Back to the Future đã chứng minh điều ngược lại. Ở độ tuổi ngoài 20, Felix Klieser đã trở thành một trong những người chơi kèn hàng đầu thế giới, ngay cả khi không có điều kiện thực sự không thể thiếu để chơi kèn – cần có đôi cánh tay.

Tuy nhiên, cuốn sách của Zitelmann không chỉ là một bộ sưu tập tiểu sử truyền cảm hứng của những người thành công. Mỗi câu chuyện cũng nêu bật những đặc điểm tính cách cho phép những người thành công phi thường (có hoặc không có khuyết tật) vượt qua những rào cản thường ghê gớm. Cuốn sách hướng đến bất cứ ai không muốn an phận với một sự tồn tại trung bình. Đối với tất cả những ai muốn tận dụng cuộc sống của mình nhiều hơn, thậm chí có thể tạo ra một kiệt tác, kỳ tích.

Thực sự có điều gì mà người khuyết tật không thể đạt được không? Dựa trên tiểu sử đa dạng và đáng kinh ngạc của những người đàn ông và phụ nữ do Zitelmann lựa chọn, câu trả lời chắc chắn phải là một tiếng “Không” vang dội. Ví dụ, Zitelmann kể lại câu chuyện đáng kinh ngạc về chủ sở hữu phòng trưng bày nổi tiếng thế giới Johann König, người bị mù khi mở phòng trưng bày đầu tiên của mình. Và vận động viên khiếm thị nặng Marla Runyan, người đã thi đấu thành công ở Paralympics nhưng vẫn quyết tâm thử sức mình với các vận động viên không khuyết tật và đã ba lần trở thành nhà vô địch Hoa Kỳ ở nội dung 5000 mét và tham gia toàn bộ Thế vận hội Mùa hè. Thomas Quasthoff là một người sống sót sau khi sử dụng thuốc thalidomide và được sinh ra với dị tật nghiêm trọng ở tay và chân - ông đã trở thành một trong những giọng nam cao vĩ đại nhất còn sống. Nick Vujicic, người sinh ra đã không có tay và chân, là một diễn giả truyền cảm hứng rất được săn đón và đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người ở 63 quốc gia, tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Thế giới ở Davos và gặp gỡ 16 nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới. “Tôi tin,” Vujicic nói, “nếu bạn tạo ra cuộc sống mà bạn muốn trong trí tưởng tượng của mình, bạn hoàn toàn có thể tạo ra nó trong thực tế từng phút, từng giờ và từng ngày.”

Mong muốn mạnh mẽ vượt qua những giới hạn do cơ thể hoặc tâm trí đặt ra là điều thúc đẩy mỗi người trong số những con người phi thường này. Helen Keller, nhà văn người Mỹ mù điếc xuất chúng, thậm chí còn giảng bài, cũng được khắc họa ấn tượng trong cuốn sách này. Từ thời thơ ấu, bệnh bại liệt đã khiến Margarete Steiff phải ngồi xe lăn, nhưng điều đó không ngăn cản cô trở thành một doanh nhân thành đạt trên toàn cầu, người phụ nữ đã mang đến cho trẻ em trên khắp thế giới chú gấu Teddy và cả một đàn đồ chơi dễ thương. Nhà leo núi mù Erik Weihenmayer đã chinh phục Bảy đỉnh núi, bảy đỉnh núi đáng gờm nhất trên bảy lục địa—bao gồm cả đỉnh Everest. Anh ấy tiết lộ với tác giả Zitelmann trong một cuộc phỏng vấn, “Tôi chỉ dành 15 phút, hình dung mình đang đứng trên đỉnh núi - đứng ở điểm cao tôi có thể nghe thấy tiếng tuyết lạo xạo dưới đế giày của mình. Tôi cảm nhận sự thả lỏng, cảm nhận bầu trời, cảm nhận cái lạnh và cảm nhận trái tim của những người bạn đồng hành, tôi cảm nhận những giọt nước mắt, tôi thực sự trào nước mắt bởi vì cuối cùng tôi đã đến được đó. Vậy nên, đúng thế, tôi nghĩ đó là điều mà anh đang nói tới. Và trước khi tôi lên đến đỉnh Everest, tôi đã hình dung trong đầu khoảnh khắc tôi ở trên đỉnh núi đó cả trăm lần rồi. Vậy nên, tôi nghĩ đó là một dạng hệ thống niềm tin và việc ‘cấy’ nó vào tiềm thức của bạn là cực kỳ quan trọng để bạn có thể thực sự đạt được mục tiêu đó trong đời thực.”

Zitelmann cũng miêu tả những tài năng đặc biệt mà ngày nay khó có ai từng nghe hoặc đọc về, chẳng hạn như William Hickling Prescott, nhà sử học khoa học đầu tiên của Hoa Kỳ. Prescott, mặc dù hầu như không có tầm nhìn xa, đã dành 12 năm để thực hiện một tác phẩm lịch sử lớn. Trong cuốn sách này, bạn cũng sẽ tìm hiểu câu chuyện thú vị về nhà thám hiểm mù và nhà thám hiểm toàn cầu James Holman, người mà 200 năm trước đã tự mình du hành hơn 250.000 dặm vòng quanh địa cầu—xa hơn cả khoảng cách đến mặt trăng.

Cuốn sách không chỉ là nguồn động lực, khích lệ cho những người khuyết tật, nó tiết lộ những bí quyết thành công và sức mạnh của tâm trí cho tất cả mọi người. Chúng tôi học được điều gì khiến một người trở nên vĩ đại: đó là khả năng biến điểm yếu của một người thành điểm mạnh và vượt qua những hạn chế được cho là có.

Như Saliya Kahawatte, người đàn ông mù có câu chuyện cuộc đời đã truyền cảm hứng cho bộ phim My Blind Date with Life, viết trong lời tựa cho cuốn sách này: Nếu thích, bạn có thể coi cuốn sách này là sự phát hiện quý báu về những viên kim cương bằng xương bằng thịt. Tất cả chúng ta đều biết rằng mỗi kim cương quý hiếm đều đã từng là một cục than bình thường chịu đựng được sức ép to lớn trong một giai đoạn dài, trở nên càng ngày càng rắn hơn, tinh chất hơn, và chỉ đạt đến sự chói sáng độc đáo của nó qua quá trình cắt gọt và mài giũa tỉ mỉ. Giờ thì đã đến lúc đi tìm kiếm kim cương rồi!“

Tác giả:

Rainer Zitelmann sinh năm 1957 tại Frankfurt am Main, nước Đức, sở hữu hai bằng tiến sĩ, từng giảng dạy lịch sử tại Đại học Free ở Berlin, là Tổng biên tập của Nhà xuất bản Ullstein-Propyläen. Ông cũng là nhà sáng lập công ty truyền thông ZitelmannPB. GmbH, và là một doanh nhân thành đạt.

Rainer Zitelmann là tác giả của 25 cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đó có cuốn Dám trở nên khác biệt và giàu có (Dare to Be Different and Grow Rich. Ông cũng là diễn giả được tìm kiếm ở châu Á, Mỹ, và khắp châu Âu.

Thông tin thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Rainer Zitelmann có tại:

 

 

 


Lời giới thiệu

“Em sẽ không bao giờ đạt được yêu cầu đâu!”, tôi nhớ mình ngồi trước mặt thầy hiệu trưởng khi ông ấy thốt ra những lời ấy bằng giọng nghiêm trọng. Ông ấy đeo kính trở lại rồi cúi xuống bàn xem xét cái giấy chứng nhận sức khỏe từ bệnh viện mắt ở trước mặt ông ấy trong một khoảng thời gian dài tưởng chừng như vô tận. “Em gần như bị mù. Hãy đối mặt với thực tế đó, em sẽ chẳng đi đến đâu cả đâu. Em cần chuyển sang trường dành cho người khiếm thị và học chữ nổi.” Tôi cựa quậy trên ghế trong phòng làm việc bày đầy những bàn và ghế toàn một màu xám xịt, buồn bã nhìn xuống sàn nhà, cảm thấy mẹ tôi đang ngập ngừng đưa tay ra để nắm lấy tay tôi. “Saliya, đừng buồn. Con sẽ phải học cách sống chung với khuyết tật của mình thôi. Cuộc sống của con từ giờ trở đi sẽ rất khác.”
Dù chuyện đó xảy ra đã lâu rồi, tôi vẫn còn nhớ rất rõ cái khúc quanh đầy kịch tính ấy của cuộc đời mình. Tôi đã luôn là một đứa trẻ vô ưu, hồn nhiên. Vào cuối mùa hè năm 1985, tôi mười lăm tuổi. Tôi vừa mới chuyển cấp lên trung học, vào học lớp mười. Vài tuần trước kỳ nghỉ hè dài ngày, tôi được chẩn đoán bị bong võng mạc nặng, khiến tôi trở thành một người khuyết tật 100%. Tôi gần như mất hết thị lực. Tôi nhìn thế giới như thể qua ô cửa kính dày phủ đầy sương, mọi thứ đều xám xịt và mờ mịt.
Tôi không nghe theo lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa, cũng chẳng nghe theo những gợi ý của ban giám hiệu nhà trường – tôi tự đưa ra quyết định của mình một cách rất nhanh chóng: “Con muốn ở lại thế giới của những người mắt sáng và theo đuổi một sự nghiệp, dù sự nghiệp đó là gì!” Chỉ vài ngày sau tôi bắt đầu biến các kế hoạch thành hành động cụ thể và điên cuồng tìm kiếm một cách mới để bằng cách nào đó có thể theo được các bài học trên lớp. “Nếu mình không thể làm điều đó bằng đôi mắt,” tôi tự nhủ, “thì tại sao không thử dùng đôi tai nhỉ?’ và tôi tập trung toàn bộ sự chú ý vào lời cô giáo giảng.
Sau chỉ vài tuần tôi đã cố gắng rèn luyện mình đến mức tôi có thể ghi nhớ tối đa thời lượng sáu bài giảng bằng lời của giáo viên. Vào các buổi trưa, tôi ôn lại các bài học mà tôi đã lưu trong bộ nhớ dài hạn của mình. Đó là cách tôi làm bài tập về nhà. Và bởi vì tôi không thể soát lại những gì mình đã viết ra, mẹ hoặc chị gái tôi đọc lại các bài tôi làm cho tôi nghe vào buổi tối để tôi có thể chắc chắn rằng mình đã viết chính xác tất cả.
Có lẽ thật đáng ngạc nhiên, điểm số của tôi không hề giảm sút. Cuối học kỳ một các giáo viên tin rằng tôi có những gì cần phải có để học tiếp bậc trung học ở trường dành cho học sinh bình thường. Dù còn là một đứa trẻ ở tuổi mới lớn, tôi nhanh chóng hiểu ra rằng cách duy nhất để bù cho khuyết tật của mình và theo được các bài giảng là học thật chăm chỉ và duy trì kỷ luật của bản thân. Rõ ràng là tôi không thể sử dụng thời gian như các bạn cùng lớp. Trong khi họ đi khiêu vũ, học lái xe, đi hẹn hò, tôi ngồi một mình tại bàn học vật lộn với các môn học ngày càng khó hơn.
Năm 1989, tôi tốt nghiệp trung học. Nói một cách đơn giản, tôi quá vui. Tôi đã đạt được mục tiêu của mình. Không may thay, thời gian nhấm nháp thành công của tôi thật ngắn ngủi. Không lâu sau đó, cha mẹ tôi ly thân và tôi cần phải trưởng thành nhanh. Tôi muốn có thể tự đứng trên đôi chân của mình, vậy nên tôi đăng ký học việc trong ngành công nghiệp khách sạn. Trong tất cả những lần tôi nộp đơn tôi đều tuyệt đối trung thực về khuyết tật của mình. Rõ ràng các quy định khắc khe của nước Đức trong việc tuyển dụng và sa thải người khuyết tật khiến các chủ lao động dè chừng. Vậy nên tôi quyết định đánh liều một phen. Trong vài đơn xin việc tiếp theo tôi không đả động gì tới khuyết tật về mắt của mình. Bỗng nhiên, các chủ lao động tiềm năng muốn gặp tôi. Cuối buổi phỏng vấn đầu tiên, tôi được nhận vào chân quản lý tập sự của một khách sạn năm sao.
Cũng giống như ở trường trung học, tôi phải tự xoay sở lo việc của mình. Đồng minh duy nhất của tôi là ý chí để chiến thắng những thách thức bằng cách nào đó. Ngày đầu tiên trong vai trò làm tập sự là sự khởi đầu của “Nhiệm vụ bất khả thi”. Mắt gần như không nhìn thấy, tôi bắt đầu tìm kiếm những bí quyết, những lối đi bí mật dẫn tôi tới đích đến mà tôi nhằm tới trong thế giới của những người mắt sáng.
Tôi ghi nhớ hàng trăm mục số để tôi có thể nhập lệnh cho máy tính tiền trong tình trạng “mù”, và tôi rèn luyện cơ quan xúc giác của mình để tôi có thể đặt dao nĩa và ly cốc vào đúng chỗ trên bàn của khách. Với thính giác được rèn luyện để thích nghi với hoàn cảnh, tôi có thể phân biệt được âm thanh của một cái ly khi tôi rửa nó có sạch bóng hay không, và tôi pha những cocktail độc đáo tại quầy bar theo các công thức mà tôi đã thuộc lòng và rót đồ uống vào các ly dựa trên cảm giác. May mắn thay, tôi có người âm thầm giúp đỡ; một trong những người tập sự khác biết về khuyết tật của tôi, không nói cho ai biết, và cứ lặng lẽ giúp tôi hết mức có thể. Sau khi vượt qua kỳ sát hạch cuối cùng, tôi chuyển tới Hamburg. Lại một lần nữa tôi giấu nhẹm khuyết tật của mình và tiếp tục công việc tại các khách sạn sang trọng với vai trò tổ trưởng tổ phục vụ.
Vào mùa hè năm 1994, tôi mở nhà hàng riêng cùng với người mà khi đó là bạn gái của tôi. Chúng tôi cảm thấy như thể mình có cả một thế giới ngay dưới chân mình và tiêu tiền như thể không có ngày mai. Đó là quãng thời gian thật tuyệt và tôi còn nhớ mãi. Nhưng lại một lần nữa, cuộc sống có những khúc cua tay áo đầy khó chịu: tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tiếp theo đó là một năm xạ trị và dùng hóa chất.
Đúng là suýt chết. Ngay khi gượng dậy được, tôi dần dần đấu tranh để quay trở lại với công việc. Không may thay, thử thách tiếp theo đã đang chờ sẵn. Nhà hàng của chúng tôi sắp phải đóng cửa. Trong khi tôi không thể làm việc, các khoản nợ và thuế đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Không có cách gì để chúng tôi có thể khiến công việc kinh doanh bình thường trở lại. Nhà hàng phá sản và tôi chia tay bạn gái trong sự bất đồng về vấn đề tài chính.
Tôi túng bấn. Cuộc đời tôi vỡ vụn. Tôi bị đuổi tống khỏi căn hộ của mình và buộc phải sống trên đường phố. Tôi bị trầm cảm nặng. Vào một ngày thu buồn sầu, tôi đang đứng trước một cái lán của người vô gia cư, trên đầu là bầu trời, khi những tia nắng vàng xuyên qua những đám mây. Cảm giác ấm áp của những tia nắng mặt trời trên da đã khơi nguồn cho một niềm cảm hứng lóe lên trong tôi. Tôi mắng mỏ bản thân. “Này, hãy nhớ kế hoạch của mi. Đã đến lúc tiến lên phía trước rồi đó!” Một lần nữa, tôi giấu giếm khuyết tật của mình và quay trở lại với công việc tại các khách sạn hạng sang. Tôi trở thành nhân viên pha chế, người hầu rượu, thậm chí một người bồi bàn.
Mỗi ngày tôi đều tự đẩy mình đến giới hạn. Công việc của tôi là một cái tháp được dựng bằng các quân bài dựa trên sự dối trá. Tôi đóng vai một người mắt sáng mà không hiểu rằng việc đó là quá sức. Sự căng thẳng và lo lắng trong tôi tăng lên theo từng trách nhiệm mới trong công việc. Hết lần này đến lần khác tôi bị lấn át bởi móng vuốt khủng khiếp của sự tự hoài nghi bản thân, cứa vào bên trong sự sống của tôi bằng sự sắc nhọn, dai dẳng của chúng.
Rồi cũng đến lúc tôi không thể chịu đựng nổi nữa. Tôi tìm đến rượu và thuốc để quên đi nỗi đau, và tại nơi làm việc tôi nạp năng lượng cho mình bằng những chất gây nghiện rẻ tiền để tôi có thể tồn tại qua ngày mà không cảm thấy bị tổn thương.
Khi trở thành người quản lý một nhà hàng, tôi đã phải viết bảng phân công công việc, lập trình cho máy tính tiền, kiểm tra sổ theo dõi nhân viên tập sự. Lần này, được ăn cả ngã về không, nền tảng được xây dựng bởi những lời nói dối vỡ vụn dưới chân tôi và tôi hoàn toàn sụp đổ. Tôi mất việc. Tất cả những gì tôi có thể làm là quanh quẩn xó nhà suốt ngày, cảm thấy vô dụng và mất phương hướng. Tôi thậm chí bắt đầu uống nhiều hơn. Tôi đã rơi xuống tận đáy, trở thành một kẻ nghiện ngập thật sự. Tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào bản thân mình.
Sau nhiều lần tự tử không thành, tôi được nhận vào viện điều trị các chứng bệnh tâm lý, nơi tôi ở vài tháng, tiếp theo đó là quá trình trị liệu kéo dài. Tôi hiểu rằng mình cần tập hợp lại tất cả những gì mình đã làm trước khi có thể bắt đầu lập kế hoạch cho một cuộc sống mới.
Một buổi tối tháng Ba trời mưa lạnh, tôi lê bước qua công viên đằng sau bệnh viện nơi tôi đang trị liệu, vừa đi vừa nói không ngừng với chính mình. Dù mưa mỗi lúc một nặng hạt hơn, tôi vẫn cứ bước đi cho tới khi, đến một lúc nào đó, tôi dừng lại, ướt sũng khắp người, giơ nắm tay lên bầu trời tối đen và hét lớn, “Mi phải chấp nhận khuyết tật của mình!” Khóc nức nở, tôi ngồi thụp xuống chiếc ghế băng bằng gỗ dưới chân cột đèn và nhìn chằm chằm vào một vũng nước. Tôi quyết định: “Những lời nói dối của mi đã dẫn mi tới điểm này. Từ giờ trở đi, mi cần trung thực về khuyết tật của mình.”
Sau quá trình trị liệu, tôi bắt đầu tham gia một khóa học trang bị kỹ năng và kiến thức cho người khuyết tật và vào học trường Hamburg dành cho người khiếm thị, nơi tôi học cách sử dụng phần mềm đặc biệt giúp tôi tự viết thư điện tử và lướt web. Tôi muốn kết thúc khóa học và sẵn sàng đương đầu thách thức mới.
Mùa hè năm 2003, tôi nộp đơn đăng ký cho chương trình đào tạo quản lý quốc tế và sau khi hoàn thành chương trình một cách thành công, tôi hoàn toàn có thể trung thực về khuyết tật nặng nề của mình trong mọi đơn xin việc mà tôi gửi đi. Khuyết tật của tôi phủ một cái bóng không thể xua tan lên điểm số sáng láng hiển thị trên tấm bằng cử nhân của tôi. Tôi viết hơn 250 đơn xin việc. Không một nhà tuyển dụng nào hồi âm. Các nhà quản lý nhân sự đơn giản không thể phớt lờ khuyết tật của tôi. Rõ ràng họ không đánh giá đúng sự tự nhận thức bản thân tích cực, sức mạnh ý chí và tinh thần tự kỷ luật của tôi. “Bỏ cuộc không phải là một sự lựa chọn, mi phải thử một cách tiếp cận khác,” một hôm tôi thầm nghĩ. Thế rồi trong đầu tôi lóe lên một ý tưởng: “Hãy biến khiếm khuyết của mi thành thương hiệu và xây dựng doanh nghiệp riêng dựa trên sự khuyết tật của mình!”
Dù khi đó tôi đang sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, không thể gọi vốn và nền kinh tế đang suy thoái do tác động của khủng hoảng tài chính, tôi vẫn tự tin ra nhập thị trường với “chiếc khay của người bán hàng rong.” Tôi quyết tâm thử vận may với việc viết văn, làm người huấn luyện và tư vấn viên. Năm đầu tự hoạt động của tôi là một thảm họa. Tôi thử tự giới thiệu mình nhưng không có được một khách hàng nào. Trong mọi cuộc gặp gỡ về kinh doanh tôi luôn nghe thấy một điều: “Chứng thực khách hàng của anh đâu, văn phòng của anh đâu, trang chủ của anh đâu?” Tôi chẳng có gì hết, hoàn toàn không có. Tôi thất vọng hết lần này đến lần khác, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc.
Bất chấp vô số những thất bại, tôi bắt đầu viết về những trải nghiệm của mình trong cuộc sống và liên hệ với không biết bao nhiêu nhà xuất bản – nhưng tất cả những gì tôi nhận được là sự từ chối. Sau khi viết lại chuyện đời mình tới lần thứ sáu, sự kiên trì của tôi cuối cùng đã được đền đáp. Vào mùa thu năm 2009, tôi giới thiệu bản thảo tự truyện của mình, mang tên Cuộc hẹn hò mù quáng của tôi với đời (My Blind Date with Life) tại Hội chợ Sách Frankfurt, tiếp theo đó là hàng loạt những lần xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Sự nổi tiếng mới có được ấy đã thúc đẩy việc kinh doanh của tôi và chẳng bao lâu sau tôi có thể thuê một văn phòng nhỏ và tuyển nhân viên đầu tiên. Các công ty muốn tôi kể câu chuyện của mình trước khán giả tìm đến tôi hết lần này đến lần khác. Tôi “phủi bụi” các kỹ thuật mà tôi đã học trước đây để dùng. Bởi vì tôi không thể đọc được chữ trên một trang thông thường, tôi sử dụng phần mềm đọc chữ để giúp học thuộc lòng những bài nói chuyện của mình.
Năm 2017, tự truyện của tôi được chuyển thể thành phim và phát hành ở các rạp trên khắp nước Đức. Từ đó chuyện đời phi thường của tôi nhanh chóng trở nên “hot” trên thế giới. Thậm chí người của Hollywood cũng tìm đến ngỏ lời mua bản quyền câu chuyện của tôi. Giờ đây tôi là một tác giả, một chuyên gia huấn luyện và một diễn thuyết gia được tìm kiếm. Tôi cũng đang viết một cuốn tiểu thuyết và kịch bản cho phần tiếp theo của bộ phim đầu tiên. Cùng với đội của mình, giờ đây tôi đi khắp thế giới. Tôi có thể nói một cách trung thực: “Với sức mạnh ý chí của mình tôi đã tạo nên một sự nghiệp cho bản thân trong một thế giới của những người sáng mắt - kế hoạch của tôi từ khi còn ở tuổi mới lớn đã khai hoa kết trái!” Nhìn lại cuộc sống của mình từ một tầm nhìn cao hơn, tôi thấy một điều trở nên rõ ràng: Chính những điều được cho là khiếm khuyết của bản thân đã cho phép tôi phát triển thành con người tôi hôm nay!
Mùa hè năm 2020 tôi nhận được thư từ một tác giả mà tôi rất ngưỡng mộ, tiến sĩ Rainer Zitelmann. Tất nhiên, tôi biết nhiều trong số 24 cuốn sách của ông, những cuốn sách cũng đều rất thành công ở nước ngoài, và tôi gần như không thể tin nổi ông lại muốn viết một cuốn sách về những người khuyết tật – và thậm chí ông muốn mời tôi viết lời tựa cho cuốn sách. Vào một ngày tháng Chín đẹp trời và ấm áp tôi được con người rất năng động ấy ghé thăm tại văn phòng của tôi ở Hamburg, và ông đã chào tôi bằng giọng nói đầy tự tin và cái bắt tay đầy quả quyết. Ngay lập tức tôi biết mình đang tiếp xúc với ai. Một hình ảnh rõ ràng hình thành trong đầu tôi: “Đây là một người đàn ông nổi tiếng biết chính xác mình muốn gì!”
Rainer Zitelmann nhiệt tình tóm lược dự án viết cuốn sách đó cho tôi nghe và kể sơ qua về tất cả những người khuyết tật nổi tiếng mà ông sẽ kể trong cuốn sách. Tôi cảm thấy có chút hãnh diện và hỏi ông tại sao, trong tất cả những người ông quen biết, ông lại muốn tôi viết lời tựa cho cuốn sách? Tác giả chuyên nghiệp và dễ mến ấy ngay lập tức giải thích: “Giống như bất cứ ai khác trong cuốn sách mới của tôi, cậu là một ví dụ chân thực về sự kiên cường trong đời thực, cậu chắc chắn là một người như vậy.” Không do dự, tôi nhìn ông và gật đầu. “Tiến sĩ Zitelmann, thật là một vinh dự lớn lao đối với tôi khi chấp nhận lời đề nghị của ông. Ông có thể tin tưởng ở tôi.”
Khi hạn chót đến gần, tôi không chắc mình đã sẵn sàng gửi những trang viết mà tôi đã hứa đúng hẹn hay không, nhất là khi mỗi phút hằng ngày tôi đều bận bịu với những dự án khác. Rất thận trọng, tôi hỏi Zitelmann phương án dự phòng của ông là gì nếu như tôi không thể gửi phần viết của tôi đúng hạn. Một phút sau ông hồi âm, “Không có phương án dự phòng nào cả, tôi biết tôi có thể tin tưởng ở cậu, một người biết giữ lời hứa.”
Trong những tuần sau cuộc gặp gỡ của chúng tôi, chúng tôi giữ liên lạc qua email. Trong những thư điện thử được gửi đến liên tiếp, mỗi thư tôi lại nhận được một chương sách ông mới viết. Tôi nghe chăm chú những gì ông viết qua phần mềm đọc chữ trên máy tính của mình. Chẳng mấy chốc tôi đã hiểu ra trong kinh ngạc: Đúng vậy, mỗi con người được ông kể trong cuốn sách này đều đang hoặc đã từng bị khuyết tật nặng nề. Tuy nhiên tất cả họ đều có thể dùng sức mạnh ý chí to lớn của mình để đạt được tiềm năng tối đa và vượt trên những giới hạn về thể chất của mình. Dù là Frida Kahlo, Thomas Quasthoff, Margarete Steiff hay Stevie Wonder, tất cả hai mươi con người kiên cường được Rainer Zitelmann miêu tả một cách ấn tượng trong những trang sách mà các bạn sắp đọc đều có một điểm chung: Tất cả họ đều đạt được những điều mà hầu hết những người không khuyết tật không bao giờ dám đạt tới, dù mỗi thành tựu đều sẽ dễ đạt được hơn nhiều nếu không có rào cản khuyết tật.
Khi tôi sắp sửa viết phần lời tựa này, tôi đã trải qua quá trình nhận dạng bản thân với từng nhân vật và dành khá nhiều thời gian suy ngẫm về cuộc đời mình. Nếu bạn cho phép, tôi cũng muốn tính cả mình vào thành viên của gia đình những người khuyết tật thành công. Bất chấp những khuyết tật trầm trọng, không ai trong số chúng tôi từng cho phép bản thân mình đi chệch khỏi con đường mình đã lựa chọn. Chúng tôi đã thay đổi nhận thức về bản thân, quyết tâm không cho phép những khuyết tật định nghĩa mình và dành toàn bộ năng lượng của mình để làm tăng thêm sức mạnh nội tại. Bất cứ khi nào có điều gì đó không hiệu quả, chúng tôi đều nghiêm túc xem xét bản thân, không để mình bị sa vào trò chơi đổ lỗi, và dành hết bản thân mình với kỷ luật tối đa cho cái được gọi là “sự rèn luyện có ý thức”. Với sự tận tuỵ ở mức mà những người không khuyết tật thậm chí không hiểu được, chúng tôi làm việc, đôi khi trong suốt nhiều năm, để đạt đến mục tiêu của mình và hình thành sức chịu đựng phi thường trước sự thất bại.
Dù quá trình này không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc thuận lợi, và đôi khi mất hàng thập kỷ, chúng tôi vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu. Những người khuyết tật không coi thất bại là lỗi lầm, chúng đơn giản là một phần tự nhiên của quá trình khi bạn đầu tư thời gian và công sức để học điều gì đó mới mẻ và nâng cao chất lượng của những kỹ năng đã đạt được. Khi bạn đọc về từng chân dung được miêu tả chi tiết, đầy sức mạnh, không cần được đánh bóng của Rainer Zitlmann, bạn sẽ lĩnh hội được những hiểu biết sâu sắc về sức mạnh của sự kiên cường có thể học hỏi được, tầm quan trọng của việc phát triển những chiến lược của cá nhân bạn để hướng tới thành công, những lợi ích của sự quyết tâm, quyết đoán, và nhiều điều khác nữa.
Nếu thích, bạn có thể coi cuốn sách này là sự phát hiện quý báu về những viên kim cương bằng xương bằng thịt. Tất cả chúng ta đều biết rằng mỗi kim cương quý hiếm đều đã từng là một cục than bình thường chịu đựng được sức ép to lớn trong một giai đoạn dài, trở nên càng ngày càng rắn hơn, tinh chất hơn, và chỉ đạt đến sự chói sáng độc đáo của nó qua quá trình cắt gọt và mài rũa tỉ mỉ.
Giờ thì đã đến lúc đi tìm kiếm kim cương rồi!
Saliya Kahawatte, tác giả của Cuộc hẹn hò mù quáng với đời.

Lời nói đầu
Hãy dành một vài giây nghĩ về những người khuyết tật thành công. Bao nhiêu cái tên từ các lĩnh vực chính trị, thể thao, âm nhạc, kinh doanh, khoa học và điện ảnh - những người đã khuất hoặc hiện đang sống - xuất hiện trong đầu bạn? Quả là một câu hỏi thú vị và tôi tò mò muốn biết điều gì sẽ xảy ra khi công chúng Mỹ được yêu cầu kể tên những người khuyết tật thành công không, vậy nên vào tháng Hai năm 2021 tôi đã thuê công ty Ipsos MORI tiến hành một cuộc khảo sát. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu kể tên ba người khuyết tật thành công.
Cuộc khảo sát cho thấy 51% người Mỹ không thể kể tên một người khuyết tật thành công nào, 21% chỉ có thể nghĩ ra tên của một người, và chỉ 28% số người được hỏi có thể kể ra từ hai cái tên trở lên. Stephen Hawking được nhắc đến nhiều nhất, tiếp theo đó là Micheal J. Fox, Stevie Wonder, Franklin D. Roosevelt và Helen Keller. Trong cuộc khảo sát thứ hai, chúng tôi đưa ra chính câu hỏi đó tại Đức, nơi 35% số người được hỏi không thể nghĩ ra tên của bất cứ ai, 21% chỉ có thể nói tên một người, và 43% có thể đưa ra hai hoặc ba cái tên. Nhân vật được người Đức nhắc đến nhiều nhất là Wolfgang Schäublen, người ngồi xe lăn và là Chủ tịch Hạ viện Đức. Những cái tên tiếp theo trong danh sách được nhắc tới là Stephen Hawking, Andrea Bocelli và Stevie Wonder.
Tôi được truyền cảm hứng để viết cuốn sách này vì những lý do rất riêng tư. Không bao lâu sau ngày sinh nhật lần thứ 61 của tôi, trong một lần đi khám mắt định kỳ, tôi hoàn toàn bất ngờ khi bác sĩ nói với tôi rằng tôi bị bệnh màng trước võng mạc. Nói theo cách khác, một màng xơ mỏng đã hình thành trên bề mặt võng mạc mắt của tôi. Bác sĩ nhãn khoa nói với tôi rằng trong mắt phải của tôi bệnh này đang tiến triển. Mắt trái cũng bị ảnh hưởng nhưng hiện thời mới bị nhẹ. Trong trường hợp xấu nhất, chứng bệnh này sẽ khiến tôi không thể đọc được nữa, dù có đeo loại kính hỗ trợ mạnh nhất trên thế giới. Bác sĩ nói tôi không cần phải phẫu thuật ngay lập tức, nhưng đến một thời điểm nào đó tôi cần phải phẫu thuật mắt. Khi tôi hỏi bác sĩ về cơ hội thành công, ông ấy đáp: “Có một phần ba cơ hội bệnh của ông vẫn sẽ như thế không được cải thiện; một phần ba cơ hội một cuộc phẫu thuật có thể cải thiện tình trạng bệnh; và một phần ba cơ hội cuộc phẫu thuật đó sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.”
Tôi tham khảo ý kiến các chuyên gia và cuối cùng quyết định gặp một vị giáo sư tại bệnh viện Charité ở Berlin. Trong hơn hai năm tiếp theo tôi thường xuyên có các cuộc khám mắt. Tôi để ý thấy rằng dù có đeo kính thì tôi chỉ có thể đọc được bằng mắt trái. Nếu tôi nhắm mắt trái lại thì chữ tôi nhìn thấy chỉ là những nét nguệch ngoạc hơn là những chữ rõ ràng có nghĩa. Vậy nên tôi quyết định phẫu thuật và cuộc phẫu thuật diễn ra sau hai năm kể từ khi tôi được phát hiện bị mắc bệnh màng trước võng mạc. Vị giáo sư nói với tôi rằng bác sĩ nhãn khoa mà tôi khám bệnh đầu tiên tiêu cực một cách thái quá. Nhưng chính bà cũng ngần ngại khi nói tới cơ hội thành công của cuộc phẫu thuật. Tất cả những gì bà có thể nói là có thể phải mất nửa năm hoặc hơn mới thấy được kết quả rõ ràng của cuộc phẫu thuật, và thường thì một cuộc phẫu thuật thứ hai sẽ phải được tiến hành.
Nửa năm sau, vào đêm trước Giáng Sinh, tôi đang đứng ngay dưới chiếc đèn tại chiếc bàn chất đầy quà tặng, cầm một tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh do bạn gái tôi gửi tới. Tôi đã quên đeo kính mắt và ngạc nhiên khi nhận thấy trong ánh sáng đèn tôi có thể đọc được chữ bằng con mắt đã được phẫu thuật mà không cần kính. Đó quả là điều bất ngờ không thể tin nổi của Giáng Sinh! Tôi đã hình thành cái được gọi là “thị giác mắt trội”( ở Đức còn gọi là “Geothe vision”): một bên mắt của tôi nhìn các vật ở xa tốt hơn và mắt còn lại hợp với việc nhìn gần hơn, vậy nên hai mắt bổ sung cho nhau.
Trong cuộc sống, bất cứ khi nào tôi đối mặt với một vấn đề, tôi đều bắt đầu với kịch bản tồi tệ nhất. Sau đó tôi cố tập trung vào những điều tích cực. Trong trường hợp này, một điều tích cực quan trọng là cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, cuốn sách mà tôi đã không viết nếu như tôi không bị bệnh về mắt. Tôi bắt đầu đọc sách về những người bị khuyết tật về mắt và những người mù – trong đó có cuốn sách rất hay của Saliya Kahawatte với tên tiếng Đức Mein Blind Date mit dem Leben. Lại một lần nữa, nếu không phải vì bệnh màng trước võng mạc, thì tôi đã không bao giờ có thể gặp người đàn ông phi thường này và anh ấy đã chẳng bao giờ viết lời tựa cho cuốn sách này.
Được truyền cảm hứng từ cuốn sách của anh, tôi bắt đầu đọc về những người khuyết tật thành công khác. Tôi đọc khoảng mười nghìn trang sách, các bài báo và các bài phỏng vấn những người khuyết tật. Tôi muốn biết điều gì đã khiến họ có sức mạnh để đạt được những điều phi thường bất chấp các khuyết tật. Tôi thậm chí có thể trò chuyện với một vài người trong số những con người phi thường đó. Trong số những người tôi miêu tả trong cuốn sách này, bạn có thể đọc về:
- Một nhà leo núi bị mù đã chinh phục bảy đỉnh núi cao nhất thế giới, trong đó có đỉnh Everest;
- Một người sở hữu phòng trưng bày mỹ thuật thành công và nổi tiếng thế giới và là người gần như bị mù khi anh mở phòng trưng bày mỹ thuật đầu tiên;
- “Người lữ hành mù”, một người Anh bị mù, gần 200 năm trước, đã đi rất xa và tới nhiều vùng đất chỉ với một số tiền ít ỏi, trải nghiệm 200 nền văn hoá và là người có những cuộc hành trình với khoảng cách xa hơn cả khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng;
- Ludwig van Beethoven, người gần như điếc hoàn toàn khi ông soạn bản giao hưởng số 9;
- Vincent van Gogh, người đã vẽ những tác phẩm hội hoạ nổi tiếng nhất của mình trong bệnh viện tâm thần;
- Margarete Steiff, người sáng lập thương hiệu đồ chơi nhồi bông mang tên Steiff, nhà sản xuất những chú gấu Teddy đầu tiên trên thế giới, người mà sau cuộc vật lộn với bệnh sốt bại liệt trong thời thơ ấu, đã phải ngồi xe lăn;
- Stephen Hawking, người đã khám khá những hố đen và là nhà khoa học nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta;
- Nick Vujicic, người sinh ra không có chân tay, đã trở thành nhà diễn thuyết kiêm tác giả truyền động lực cho hàng triệu người ở 63 quốc gia qua những buổi nói chuyện của anh;
- Helen Keller, người bị mất thị lực, thính lực khi mới một tuổi rưỡi và sau đó trở thành tác giả nổi tiếng thế giới;
- Ray Charles, “nguồn cảm hứng mãnh liệt”, bị mất thị lực khi lên bảy và đã trở thành một trong những ca sĩ thành công nhất mọi thời đại.
Cuốn sách này gồm chuyện cuộc đời của 20 người nổi tiếng và những người ít được biết đến hơn, những người bất chấp những khác biệt của bản thân, đều đã đạt được những điều phi thường bằng các cách độc đáo của riêng mình. Tôi đã chọn lựa kỹ càng để viết cả về những nhân vật nổi tiếng như Beethoven, Van Gogh, và những người mà hầu hết các bạn đọc chưa biết đến nhiều, như nhà sử học William Hickling Prescott và vận động viên điền kinh Marla Runyan. Những gì những người này đạt được rất đa dạng: một số người làm nên lịch sử bằng các công trình của họ, một số khác có những ảnh hưởng hạn chế hơn. Nhưng ngay cả với những người có ảnh hưởng ít hơn - chẳng hạn như Christy Brown - quả thật những gì họ đạt được vượt xa những gì mà hầu hết người cùng thời tin các cơ hội có thể mang đến cho họ.
Tất nhiên, tôi hy vọng rằng cuốn sách này trở thành nguồn cảm hứng đối với những người khuyết tật và cha mẹ của những trẻ em khuyết tật. Nhưng thực ra cuốn sách này đặc biệt nhằm tới những người không mang khuyết tật. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng nghịch cảnh không nhất thiết định hình cuộc sống của chúng ta nếu nh

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá MONI

Thông tin chi tiết

Bookcare
Công ty phát hànhNXB Phụ Nữ Việt Nam
Kích thước15x22 cm
Dịch GiảNguyễn Bích Lan – Tô Yến Ly
Loại bìaBìa mềm
Số trang400
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam
SKU5101692212155
Liên kết: Mặt nạ dầu Ôliu Real Nature Olive The Face Shop (Mới)