Giới thiệu Sách - Giải Phẫu Người - Tập 2: Giải Phẫu Ngực - Bụng
Sách - Giải Phẫu Người - Tập 2: Giải Phẫu Ngực - Bụng
Tác giả: GS. TS. BS. Trịnh Văn Minh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Đơn vị phát hành: Công ty Cổ phần Sách Đại Học - Dạy Nghề
Năm xuất bản: 2015
Hình thức: Bìa mềm
Số trang: 664
Kích thước: 19 x 27 cm
Mô Tả Sản Phẩm
Cuốn "Giải phẫu người" được biên soạn chủ yếu cho các trường Đại học Y Việt Nam, theo xu hướng đổi mới, để có thể sử dụng lâu dài theo mọi yêu cầu thay đổi chương trình, và có thể phục vụ cho nhiều đối tượng đa dạng khác nhau, đại học và sau đại học.
"Giải phẫu người" được trình bày theo quan điểm kết hợp cả hai mục tiêu:
- Mô tả đại cương và hệ thống những cấu trúc cơ bản theo từng phần lớn của cơ thể, cần thiết cho các sinh viên y năm đầu và cả sinh viên điều dưỡng hoặc ngoài y.
- Tổng hợp giải phẫu định khu theo từng vùng nhỏ với những chi tiết liên quan sâu, để thực hành phẫu tích và áp dụng lâm sàng ngoại khoa.
Sách cũng nhằm phục vụ cho cả đối tượng sau đại học, các bác sỹ chuyên khoa khác nhau, các nghiên cứu sinh và các giảng viên giảng dạy giải phẫu, vì vậy đã đưa thêm những phần tham khảo sâu hơn, được đánh dấu (*), đặt trong móc đơn, hoặc dùng cỡ chữ nhỏ. Người giảng và người học tuỳ theo yêu cầu mà chọn lọc.
Sách được biên tập theo 3 tập:
Tập 1: Đại cương về giải phẫu học. Các hệ xương, khớp, cơ. Giải phẫu chi trên, chi dưới, đầu mặt cổ.
Tập 2: Giải phẫu ngực - bụng. (Thành ngực - bụng, xương, khớp, cơ của thân mình. Các cơ quan trong lồng ngực: phổi và hệ hô hấp, tim và hệ tuần hoàn, trung thất. Các cơ quan trong ổ bụng: hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu - sinh dục).
Tập 3: Hệ thần kinh, hệ nội tiết. Theo xu hướng chung, ngày nay người ta thường tách riêng "giải phẫu thần kinh" với "giải phẫu đại thể". Trong cuốn sách này, phần lớn các dây thần kinh ngoại biên đã được mô tả ở tập I và tập II cùng các phần khác của cơ thể, nên tập III chỉ còn lại chủ yếu là "hệ thần kinh trung ương và các dây thần kinh sọ".
Thuật ngữ giải phẫu sử dụng trong cuốn sách này chủ yếu dựa theo "từ điển danh từ giải phẫu Quốc tế Việt hoá, có giải thích và bàn luận" của Trịnh Văn Minh, NXB Y học Hà Nội 1999, soạn theo "danh từ giải phẫu quốc tế" Nomina Anatomica thông qua tại London, 1985. Đến nay, danh từ giải phẫu quốc tế lại được sửa đổi bổ sung một lần nữa bởi thuật ngữ "giải phẫu Quốc tế", thông qua tại Sao Paulo 8/1997.
Thuật ngữ giải phẫu quốc tế mới có nhiều điểm khác với danh từ giải phẫu tiếng Việt cũ, xây dựng đầu tiên bởi cố GS. Đỗ Xuân Hợp theo tiếng Pháp cũ và sửa đổi lại một phần theo "danh từ giải phẫu quốc tế" cũ thông qua tại Paris 1955, bởi tập thể đội ngũ cán bộ giảng dạy đầu tiên của Bộ môn giải phẫu trường Đại học Y Hà Nội từ 1959-1979.
Cho nên thuật ngữ mới được cải tạo lại thao N.A 1985 và T.A 1997 trong cuốn sách này và trong Từ điển Danh từ Giải phẫu Quốc tế Việt hoá, 1999 do GS. Trịnh Văn Minh, Trưởng tiểu ban danh pháp giải phẫu Hội hình thái học Việt Nam chủ biên có thể ít nhiều chưa quen với cán bộ ngành y đã được đào tạo từ những năm trước; song nó cần được chính thức đưa vào giảng dây để thống nhất cho toàn ngành Y, trong một tương lai sớm nhất có thể.
Đi đôi với việc cải tổ và cập nhật danh từ và giải phẫu Việt Nam theo thuật ngữ giải phẫu quốc tế mới, cuốn sach này cũng nhằm hiện đại hoá tối đa về mặt nội dung. Không theo một trường phái sẵn có nào.
Cũng như ở tất cả các động vật có xương sống, cột sống của con người là trục trung tâm của cơ thể. Cột sống thuộc bộ xương trục. Nó bao gồm nhiều đốt xương độc lập gọi tắt là đốt sống. Các đốt sống tiếp khớp với nhau, giúp cho thân mình vận động nhịp nhàng. Cột sống bao bọc và bảo vệ cho tủy sống - một phần của thần kinh trung ương.
Ở người, cột sống còn có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của cơ thể và truyền sức nặng xuống hai chi dưới. Cột sống nằm chính giữa thành sau của thân, chạy dài từ mặt dưới xương chẩm đến hết xương cụ...
Giá FINE