Giới thiệu Sách Combo Luận Anh Hùng + Hán Sở Tranh Hùng + Tặng sổ tay
Luận Anh Hùng:
“Luận anh hùng” viết về năm nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa với bối cảnh của Tần Hán, Tam quốc, Đường, Minh, Thanh, đó là Hạng Vũ, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Hải Thụy và Ung Chính.
Tác giả Dịch Trung Thiên đã lựa chọn năm nhân vật trên là vì ông muốn kể câu chuyện của những kẻ “ngược dòng”, chính là dòng chảy của lịch sử, là sự phát triển tất yếu nhưng tàn nhẫn của hình thái xã hội, trong đó bao gồm cả sự chuyển dịch về tư tưởng, kinh tế và chế độ. Những con người muốn đi ngược dòng đại thế để thực thi lý tưởng của mình. Câu chuyện ấy nằm trong một đại tự sự lớn hơn của cả Trung Hoa, với việc điểm qua các mô hình quản lý xã hội khác nhau dọc theo chiều dài lịch sử, với sự bóc tách đến tận cùng những mặt ưu và khuyết của các hình thức cai trị khác nhau như “đức trị”, “pháp trị”, “nhân trị”... Qua năm tháng, với bao thế hệ, đã có không biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống sau những thử nghiệm chính sách thất bại, nhờ đó đã đem lại cho người đời sau những bài học quý giá về công tác trị quốc.
Hơn nữa “Luận anh hùng” không chỉ có Hạng Vũ mà còn có cả Hàn Tín, Lưu Bang; không chỉ nhắc mỗi Tào Tháo mà còn cả Viên Thiệu, Lưu Bị. Ngoài luận về Võ Tắc Thiên còn có phân tích về Dịch Nhân Kiệt, về chế độ “cáo mật”. Trong thời đại của Hải Thụy còn ghi chép lại hành trạng của Trương Cư Chính, Thẩm Thời Hành và các cải cách thời Vạn Lịch. Thành ra, đọc một nhân vật nhưng độc giả lại thấy được cái hay cái dở của nhiều nhân vật khác.
Trong lần phát hành này, ngoài cuốn sách “Luận anh hùng” dày hơn 500 trang còn có cuốn sổ tay “Hành trạng nhân vật” tóm tắt cuộc đời của năm nhân vật một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ theo những dấu mốc quan trọng của lịch sử. Vì thế dù là người mới tìm hiểu về lịch sử Trung Hoa nhưng sẽ rất dễ dàng để bạn đọc nắm trọn kiến thức cơ bản chỉ nhờ cuốn sổ nhỏ này.
Tác giả: Dịch Trung Thiên
Số trang: 552
Năm xuất bản: 2020
Hán sở tranh hùng
Tác giả Chân Vĩ
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 580
“Hán Sở tranh hùng” còn có tên gọi là “Tây Hán thông tục diễn nghĩa” hay “Tây Hán diễn nghĩa truyện”. Tác phẩm tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của đất nước Trung Hoa, mở đầu là việc Doanh Chính đánh bại 7 nước, thống nhất Trung Hoa, nhưng dân chúng bất mãn với chính sách hà khắc của nhà Tần, nổi dậy nhiều nơi, về sau thế lực của Lưu Bang và Hạng Vũ mạnh lên, tạo thành cục diện Hán Sở tranh hùng. Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của nhiều danh tướng, Lưu Bang thắng lợi, lập ra triều Hán. Tuy vậy, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lưu Bang lại dung túng cho Lã Hậu tru diệt các công thần…
Xuyên suốt “Hán Sở tranh hùng”, người đọc không chỉ thấy: “Cái mạnh yếu của Lưu Hạng, sự hưng vong của Hán Sở”, mà còn nhiều lần được chiêm nghiệm sức mạnh của nhân nghĩa khi những thế lực tàn bạo như Tần triều hay kiêu mạn như Hạng Vương đều lần lượt thất bại… “Hán Sở tranh hùng” đâu chỉ là chuyện binh đao, chuyện đế vương giành thiên hạ. Ẩn đằng sau đó còn là những bài học đạo lý của lòng nhân, là những tấm gương trí, trung, dũng của bậc anh hùng thời cổ.
Truyện Hán Sở Tranh Hùng là một minh họa có sức thuyết phục cho chân lý ấy .
Tần Thủy Hoàng dùng sức mạnh tóm thâu lục quốc. Nhưng vì chỉ biết lấy bạo lực, không biết lấy nhân nghĩa thu phục lòng người mà lòng người rời bỏ, rốt cuộc bị Hạng Vũ tiêu diệt. Nhưng thắng Tần rồi Hạng Vũ lại lầm đường đi vào vết xe đổ nên đã bị Lưu bang trừ khử.
Lưu Bang tức Hán Cao Tổ đã thấy sức mạnh và độ bền của Nhân, Nghĩa, biết dùng Nhân Nghĩa làm keo sơn gắn bó lòng người nên đã củng cố Hán tộc được khá lâu dài."
Giá DUA