Giới thiệu Sách - Combo Lịch Sử Văn Minh: Ấn Độ + Ả Rập + Trung Hoa + Nguồn Gốc Văn Minh
1. Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ
Công ty phát hành: KNBooks
Tác giả: Will Durant
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 470
Giới thiệu sách
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị dặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho vãn hóa khòng màng danh vọng, lợi lộc, bỏ ra từ ba đến năm chục năm để lập nên sự nghiệp. Họ đọc sách nhiều, du lịch nhiều, suy tư nhiều, và nếu họ ít có thanh kiến, thì tác phẩm của họ càng lâu đời càng có giá trị, hiện nay ở phương Tây, loại sách về sử được phố biến rất rộng, có cái cơ muốn lấn át tiểu thuyết.
Chỉ trừ Ấn Độ, dân tộc lớn nào cũng có một số sử gia lớn. Trung Hoa có hai sử gia họ Tư Mã : Tư Mã Thiên (145- ?... trước công nguyên) với bộ Sử kí bất hủ gồm 526.000 chữ, chép từ đời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế, và Tư Mã Quang (1019-1086) đời Tống với bộ Tư Trị Thông Giám, chép từ thời Chiến Quốc tới hết đời Ngũ Đại (gồm 1362 năm), ngày nào cũng viết hàng chục trang giấy tới khi hoàn thành sau hai mươi lăm năm làm việc thì những tài liệu chép tay chứa đầy hai căn phòng.
Ả Rập có Abđ-er-Rahman Ihn Khaldoun (thế kĩ XIV). trong hai chục năm vừa làm quan vừa viết bộ Thế giới sứ mà Toynbee khen là “tác phẩm lớn nhất trong loại đó ở bất kỳ thời đại nào, trong bất kỳ xứ nào”.
Pháp có Augustin Thierry (1795-1856) nghiên cứu sử hơn chục năm, tới lòa mắt mà vẫn tiếp tục làm việc, không viết được thì đọc cho người khác chép. Đồng thời với ông có Michelet bỏ ra ba mươi năm soạn bộ Sử Pháp gồm 28 cuốn.
2. Lịch Sử Văn Minh Ả Rập
Công ty phát hành: KNBooks
Tác giả: Will Durant
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 526
Giới thiệu sách
Thế giới Ả Rập còn gọi là dân tộc Ả Rập hoặc các quốc gia Ả Rập, hiện gồm có 22 quốc gia nói tiếng Ả Rập thuộc Liên đoàn Ả Rập. Lãnh thổ của các quốc gia Ả Rập trải dài từ Đại Tây Dương tại phía tây đến biển Ả Rập tại phía đông, và từ Địa Trung Hải tại phía bắc đến Sừng châu Phi và Ấn Độ Dương tại phía đông nam. Tổng dân số thế giới Ả Rập là khoảng 422 triệu người theo số liệu năm 2012, trên một nửa trong số đó dưới 25 tuổi.
Trong thời Trung đại, thế giới Ả Rập đồng nghĩa với các đế quốc Ả Rập trong lịch sử. Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập trỗi dậy vào nửa cuối của thế kỷ 19, cùng với các phong trào dân tộc chủ nghĩa khác bên trong Đế quốc Ottoman. Liên đoàn Ả Rập được thành lập vào năm 1945 nhằm đại diện cho lợi ích của nhân dân Ả Rập và đặc biệt là theo đuổi thống nhất chính trị các quốc gia Ả Rập; một kế hoạch được gọi là chủ nghĩa liên Ả Rập
3. Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa
Công ty phát hành: KNBooks
Tác giả: Will Durant
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Năm xuất bản: 2021
Số trang: 347
Giới thiệu sách
Trong phần văn minh phương Đông, w. Durant viết khá kĩ về Ấn Độ và Trung Hoa. Hai quốc gia này là nơi phát sinh hai nền văn minh lớn có tác dụng và ảnh hưởng đến hai phía cửa lục địa châu Á trong đó có Việt Nam.
Sự phát triển của Ấn Độ và Trung Hoa trong thập kỉ này, tuy mỗi nước có một đặc điểm riêng, nhưng luôn luôn tập trung sự chú ý của cả loài người, đặc biệt của vùng Đông Nam Á, do sự chuyển mình vươn lên với cả quá trình sôi động và phức tạp của nó. Những con rồng nhỏ chung quanh đang trên đà phát triển, con rồng lớn đang đứng trước sự thử thách
4. Nguồn Gốc Văn Minh
Công ty phát hành: KNBooks
Tác giả: Will Durant
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 198
Giới thiệu sách
Nguồn gốc văn minh từ đâu?
Theo các nhà khoa học, loài người phát triển từ thuở hoang sơ cho đến nay ước khoảng mười nghìn năm, gồm các thời Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện đại. Ở mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, hoặc một mảnh đất mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực – hình thành nền văn minh.
Một số thống kê cụ thể ở thời Cổ Đại có 8 nền văn minh lớn: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.
Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc văn minh?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu – chuyên gia nghiên cứu về lịch sử hiện nay đã nói rằng: “Biết về lịch sử, biết về văn minh nhân loại không chỉ là việc nhắc lại quá khứ để biết quá khứ, mà là để hiểu hiện tại và biết tương lai. Không nghiên cứu lịch sử, văn minh nhân loại như một khoa học thì không thể nhận thức được những gì đang và sẽ xảy ra, bài học và kinh nghiệm lịch sử chỉ có ích cho thế hệ sau nếu nó giúp thế hệ lựa chọn và tự định đoạt con đường tương lai”.
Giá FNZ