Giới thiệu Sách - Cỏ Ven Đường (Bìa mềm)
Cỏ Ven Đường
Tác giả: Natsume Sōseki
Dịch giả: Lam Anh
Thể loại: Tiểu thuyết
Thương hiệu: I love Books
Nhà xuất bản: NXB Thế giới
Năm xuất bản: 2021
Giá bìa: 139.000đ
Barcode: 8936186548697
Mã ISBN: 9786047786480
Loại bìa: Mềm
Khổ: 14 x 20.5 cm
Số trang: 380 trang
Natsume Sōseki (1867 - 1916), là “một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản” bên cạnh Mori Ōgai và Akutagawa Ryunosuke. Nổi tiếng vì thuộc thế hệ trí thức tinh hoa Nhật Bản trong thời kỳ Meiji, ông là nhà văn có sức ảnh hưởng lớn đến các thế hệ văn chương về sau, dẫn đến việc hình thành trường phái Sōseki, phái văn chương Tâm lý cao sang.
Trong các tác phẩm của ông, Cỏ ven đường (viết và đăng nhiều kỳ trên mặt báo Asahi từ tháng 6 đến tháng 9/1915) được xem là một kiểu tự truyện của Natsume Sōseki, có lẽ vì Kenzō, nhân vật chính trong truyện, có rất nhiều chi tiết gần gũi với ông. Là một người làm nghề dạy học nhưng Kenzō chỉ muốn dành hết thời gian cá nhân cho việc đọc và viết trong không gian tĩnh lặng của thư phòng. Kenzō tự biết mình là kẻ vô dụng trong những công việc của cuộc sống đời thường, vì điều đó được thể hiện quá rõ trong cái nhìn của mọi người xung quanh hướng vào anh. Kenzō cũng biết là mình có đời sống vật chất nghèo nàn, khi chiếc ví của anh thường xuyên trống rỗng. Nhưng anh vẫn tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn. Thái độ sống như vậy đã làm cho Kenzō trở thành một hiện thân của người trí thức, với bản chất cố hữu định hình nên thân phận của họ, cùng tất cả những hệ lụy kèm theo. Không hấp dẫn như một bữa ăn ngon trước mắt, cũng không đầy mãnh lực như của cải bạc tiền, sự tồn tại của người trí thức thầm lặng và vô hình như một loại dưỡng khí cho đời sống. Nhưng, phải chăng như cái lọ rỗng thì mới cắm được hoa, cuộc đời vẫn không thể thiếu một lớp người thầm lặng và mong manh như vậy?
“Văn phong tiểu thuyết của ông thể hiện rõ phong thái trầm tư của người trí thức. Trầm tư trước bàn viết. Trầm tư trên đường đi. Trầm tư khi chứng kiến những biểu hiện kỳ quặc của con người. Trầm tư với những tham vọng và cảm giác bất lực của cá thể nhỏ nhoi trong dòng đời cuộn chảy. Lối viết đặc thù ấy cứ như thể hiện rằng tác giả chẳng buồn tạo ra kịch tính trong tác phẩm, chẳng cần dụng công cho cốt truyện, chẳng để tâm xem câu chuyện mình kể có hấp dẫn hay không. Nhưng rồi không biết tự lúc nào, phong thái trầm tư của nhân vật cuốn người đọc vào thế giới bên trong tác phẩm. Đi theo bước chân của nhân vật, nhìn theo cái nhìn của nhân vật, người đọc cũng trở thành một lữ khách trầm tư, để rồi thỉnh thoảng chợt thấy những sự vật sự việc lâu nay vẫn tồn tại quanh mình hiển lộ trong một vầng sáng mới. Thế giới ấy không giống như một tòa nhà đồ sộ đã được xây hoàn chỉnh để người đọc chiêm ngưỡng và đánh giá, một khách thể sừng sững trước mắt người đọc, mà như một lối cỏ tình cờ mở ra trước mắt để người đọc đi vào, dẫn người đọc bước đi và quan sát thế giới quanh mình một cách tự nhiên như người ta đang sống.” – Dịch giả Lam Anh
Giá BLANK