Giới thiệu Sách - Cô Đơn Rực Rỡ (Tập Truyện Ngắn)
Sách - Cô Đơn Rực Rỡ (Tập Truyện Ngắn)
Tác giả La Thị Ánh Hường
Nhà xuất bản NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Đơn vị phát hành NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày xuất bản 07-2021
Số trang 208
Kích thước 13 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Tôi có một sự tin tưởng khó giải thích,là ngoại hình, tướng mạo của một con người sẽ có ảnh hưởng nhất định tới văn phong của người đó.
Đem đối chiếu với thực tế, sự tin tưởng này có vẻ như rất thích hợp với La Thị Ánh Hường.
Nhà văn nữ này vốn là bạn đồng nghiệp trẻ trung của tôi ở Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, hơn 10 năm trước đây. - Ánh Hường đẹp hiền lành, tánh tình cũng hiền lành, cách cư xử cũng hiền lành, mực thước. Và, văn phong của Ánh Hường cũng giản dị, hiền lành, nhưng vô cùng sâu sắc. - Trước sau tôi vẫn nghĩ, trong văn chương, sự cố gắng lớn lao nhất là ngắn ý nghĩa và nhiệt tình cho những vật vô tri vô giác; mà điều cụ thể nhất ta dễ dàng nhận biết là các cháu nhi đồng thường chụp bắt lấy những vật bất động chung quanh mà chơi, kể cả líu lo trò chuyện với các vật đó không khác gì nói chuyện với những người thân yêu chung quanh. Sự kiện hiển nhiên, mà thông thường này, cho ta một nhận định đương nhiên, những người viết văn hồn nhiên nhất, (và tưởng như giản dị nhất) thực sự là những cây bút bẩm sinh và có tài.
Không sợ chủ quan và quá lời, tôi tin rằng La Thị Ánh Hường là một cây bút như thế. Nhà văn nữ trẻ này thành công khá sớm, có tác phẩm được xuất bản khi mới tròn hai mươi tuổi, là một minh chứng.
Hôm nay, khi được đọc bản thảo tập truyện ngắn Cô đơn rực rỡ, gồm 20 truyện ngắn của La Thị Ánh Hường, tôi lại càng tin vào cảm nhận ban đầu của mình.
Thế giới truyện ngắn của La Thị Ánh Hường là một thế giới cô đơn. Những mối quan hệ xã hội trong cái thế giới ấy tưởng như bình thường, mà vẫn ánh lên thứ ánh sáng lạ lùng của cô đơn, nó lạnh lẽo và như luôn rời xa nhau, rời xa chính bản thân của sự cô đơn.
Một cuộc tình đã qua đi, một sự hững hờ không cố ý, một mối quan hệ luôn tránh né ở nơi không có mối quan hệ thân tình và cần thiết. Và cả sự chọn lựa sống một mình mà lại rất an nhiên. Nỗi cô đơn ấy, vì thế, càng trở nên dửng dưng, lạnh lẽo.
Thế giới truyện ngắn của La Thị Ánh Hường trở thành thế giới của một thế hệ sống cô đơn, dù muốn hay không... Và cái thế giới cô đơn ấy buộc chúng ta phải trầm tư, phải đặt câu hỏi, khi tiếp cận với văn chương của cây viết nữ giàu suy tưởng và luôn trăn trở về nỗi đời đa đoan, hệ lụy này.
Nếu có điều gì đó cần nói thêm về truyện ngắn của La Thị Ánh Hường, thì tôi muốn khẳng định một điều: Sự tường thuật xác thực những sự kiện đã xảy ra trong xã hội, trong chính cuộc đời của tác giả, hoàn toàn không phải là công việc của văn chương, nhưng đó lại là công việc thuộc lĩnh vực của nhà văn. Những gì có thể xảy ra, điều gì có thể có, có thể tin, hoặc tất yếu phải như vậy, đều nằm trong tầm nắm bắt và thể hiện của nhà văn. Chính vì vậy, sử gia và nhà văn khác nhau vì một bên kể lại việc gì đã xảy ra, một bên nói đến một việc gì đã có thể tới rồi. Và do đó, văn chương - ở đây là truyện ngắn - mang đậm chất thẩm mỹ và có tính cách triết lý, giàu cảm xúc trữ tình và lôi cuốn hơn sách sử, vì phạm vi của nhà văn là sự phổ quát, còn sử gia chỉ xét đến những sự kiện riêng biệt. B Tôi muốn trở về với thế giới cô đơn trong truyện ngắn của La Thị Ánh Hường để bày tỏ lòng yêu thích và sự tôn trọng thế giới văn chương dung dị mà trữ tình, giàu chất trí tuệ và sâu sắc trong những suy nghĩ về con người và cuộc đời này.
"
Giá BAKED