Giới thiệu Sách Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Cách đây khoảng 20 năm, để khắc phục những vấn đề tồn tại trong cách tiếp cận hướng cấu trúc, người ta đã nghiên cứu một mô hình mới thích hợp cho việc phát triển phần mềm lớn và phức tạp, đó là mô hình hướng đối tượng. Cách tiếp cận hướng đối tượng đã ngày càng trở nên phổ biến. Trong các dự án phát triển hệ thống lớn, ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất – UML (Unified Modeling Language) đã được ưu tiên cho quá trình phân tích thiết kế hệ thống. Ngày nay, nó được coi là một chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO chấp nhận. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về mô hình, quá trình mô hình hóa, các kỹ thuật xây dựng mô hình là những yêu cầu bắt buộc cho bất cứ ai muốn phân tích và thiết kế một hệ thống lớn theo hướng đối tượng. Nhằm giúp sinh viên, nghiên cứu sinh và các lập trình viên có tài liệu tham khảo tương đối hệ thống về phân tích và thiết kế theo hướng đối tượng, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng tái bản lần 1 cuốn sách “Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng" do TS. Lê Văn Phùng (Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) biên soạn. Nội dung cuốn sách gồm 10 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình hóa phần mềm Chương 2: Các khái niệm cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng Chương 3: Yêu cầu hệ thống và mô hình nghiệp vụ Chương 4: Mô hình phân tích đối tượng Chương 5: Các mô hình phân tích động thái Chương 6: Các mô hình thiết kế tương tác Chương 7: Mô hình kiến trúc logic Chương 8: Mô hình kiến trúc vật lý Chương 9: Mô hình phân tích và thiết kế một ca sử dụng Chương 10: Mô hình thiết kế đối tượng Hy vọng cuốn sách sẽ thực sự hữu ích cho các bạn đọc yêu công nghệ thông tin, ham mê phân tích thiết kế một hệ thống thông tin, các bạn đồng nghiệp, giáo viên, sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học chuyên ngành công nghệ phần mềm hoặc hệ thống thông tin,…
Tác giả: TS. Lê Văn Phùng
Năm xb: 2018
Số trang: 240
Khổ: 16 x 24 cm
ISBN: 9786048030551
Giá FPEPE