Khảo cứu về lịch sử, đặc biệt của tác giả Việt mà được tái bản thì là chuyện hiếm thấy và mừng thay. Sau 2 năm thôi, cuốn sách của Trần Trọng Dương đã lại tái bản (có bổ sung) để đưa tới bạn những thách thức, những câu hỏi như muốn lật lại phong sử cũ.
Tác giả giới thiệu:
Cuốn sách này mang tên “Việt Nam thế kỷ X: những mảnh vỡ lịch sử”. Đây là tuyển tập một số bài nghiên cứu mà chúng tôi đã từng công bố trên một số tạp chí trước đây, cộng thêm một số phần viết bổ sung và các bài viết mới. Các bài này đều tập trung viết về lịch sử văn hóa Việt Nam thế kỷ X - một giai đoạn mang tính bản lề, một giai đoạn chuyển tiếp giữa các thời đại.
Cuốn sách không có tham vọng vẽ lại những xu hướng chính trị liền mạch, hay diện mạo tổng quát về dân cư, dòng họ, tộc người, văn hóa, văn học, kiến trúc, điêu khắc, lễ nghi, tôn giáo, tín ngưỡng, chế độ sở hữu ruộng đất, nghệ thuật quân sự, … mà chỉ là những nét cắt ngang bất chợt, những nhận thức mang tính điểm xuyết, về những sự kiện có tính vấn đề, có thể khác lạ và mới so với các nghiên cứu trước đây. Còn đúng hay không thì lại tùy thuộc vào sự đánh giá của độc giả. Vì thế, tác giả chỉ tự nhận rằng, mình đang làm một công việc nhặt nhạnh sử liệu, giám định ở từng chi tiết, để tái lập những mảnh vỡ khác nhau của những sự kiện mang tính đại tự sự trong lịch sử cũng như quá trình chép sử - một yếu tố quan trọng kiến tạo nên các tri thức lịch sử. Thiết nghĩ, cuốn sách này dẫu sao cũng là một thử nghiệm về lối viết, nên ở đây chúng tôi sẽ giới thuyết về một số khái niệm, cũng thư thao tác làm việc để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn công việc của chúng tôi.
***
VIỆT NAM THẾ KỶ X những mảnh vỡ lịch sử
Trần Trọng Dương
Nguyễn Duy Chính giới thiệu
***
Cuốn sách này về cơ bản là một thực hành nghiên cứu sử học với mong muốn tái lập các sử thực liên quan đến lịch sử Việt Nam thế kỷ X. Đã là một nghiên cứu thì yếu tố mới, nhận thức mới, kết quả mới là điều tiên quyết. Các kết quả mới ấy chỉ có thể được chấp nhận một phần nào đó, hoặc có được tính khả tín (tương đối) nếu nghiên cứu được thực hiện trên khảo sát sử liệu nguyên cấp, với các thao tác nghiêm túc của phê phán sử liệu và phân tích diễn ngôn. Bài “Đinh Bộ Lĩnh và Ngô Xử Bình” là một ví dụ. Nghiên cứu này đã đề xuất một sử thực khác, so với các nghiên cứu trước đây, so với nhận thức chung về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh và tình hình chính trị nhà Ngô. Thứ nhất, Đinh Bộ Lĩnh là lực lượng quân sự đã nổi lên sớm nhất trong triều đại nhà Ngô vào năm 951, ngay ghi Nam Tấn Vương – Thiên Sách Vương lên ngôi. Họ Đinh đã cát cứ tại Hoa Lư trong vòng 15 năm từ 951 đến 965, và để Đinh Liễn bị cầm cố tại Cổ Loa với tư cách là con tin trong suốt 15 năm này. Đến năm 965, khi Nam Tấn Vương chết trận, thì một nhân vật quan trọng đã xuất hiện. Đó là Ngô Xử Bình, ông này là Tham tá của Nam Tấn Vương trong trận đánh hai thôn Đường – Nguyễn. Khi Xương Văn chết, ông này đã đem quân về đánh chiếm kinh đô Cổ Loa, gây nên tình trạng hỗn loạn trên chính trường, và mở đầu cho giai đoạn được sử sách gọi là “loạn 12 sứ quân”. Bài “Có hay không loạn 12 sứ quân?” đã đề xuất một nhận thức mới về cục diện 12 sứ quân của nhà Ngô. Mười hai lực lượng này có thể là 12 Thứ sử đứng đầu của 12 châu. Nhưng dưới sử bút của kẻ chiến thắng (do các sử quan thời Đinh – Lê chấp bút, chúng tôi cũng lần đầu tiên tìm được danh tính của hai vị sử quan này), 12 sứ quân / Thứ sử nhà Ngô (bao gồm cả An Vương Ngô Nhật Khánh – con trai của Nam Tấn Vương) đã hiện lên như là những kẻ làm loạn đất nước. Trên thực tế, con số thống kê cho thấy, chỉ có các cuộc chiến tranh giữa nhóm Đinh Bộ Lĩnh với Ngô Xử Bình và nhóm 500 con cháu nhà Ngô cùng các thứ sử nhà Ngô. Số lượng lực lượng quân sự giai đoạn này, qua khảo sát các nguồn sử liệu Trung Quốc, Việt Nam (gồm cả chính sử, dã sử, thần tích, văn bia,…) lên đến 21 lực lượng. Như vậy, khái niệm “loạn 12 sứ quân” khó có thể là một sử thực, khi phần lớn các sứ quân không tranh giành lẫn nhau để tranh ngôi vị mà chỉ có Đinh Bộ Lĩnh (xưng Vạn Thắng Vương) tranh hùng cùng với các thứ sử và con cháu nhà Ngô. Nếu như những nghiên cứu trên đây có thể chấp nhận được, thì chúng ta đang tiến tới những nhận thức mới về triều đại nhà Ngô và nhà Đinh, hay nói cách khác những sử thực mới đang được tái lập sẽ góp phần khiến cho nhận thức của cả tác giả lẫn người đọc tiệm cận gần hơn đến CÁI LỊCH SỬ như nó có thể đã từng xảy ra. Và những sử thực này sẽ được phủ định nếu chúng ta có thêm những sử liệu mới, góc nhìn mới, lý thuyết mới. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai.
Cuốn sách này vì vậy không dám mơ đến việc hoạch định một sử thực tuyệt đối nào, mà chỉ là những nét vẽ cá nhân, thể hiện quá trình khám phá tự thân của một người đọc sử đang nỗ lực thử tự kiến tạo những tri thức của riêng mình về lịch sử nước nhà. Đó là một lịch sử hay đúng hơn là một nhận thức lịch sử được kiến tạo bởi một cá nhân, nó cố gắng trượt qua khỏi tính hữu dụng của lịch sử, để nhìn lịch sử như là một một yếu tố khả biến trong hoạt động tri nhận của mình.
Viết tại Thượng nguồn Nhuệ Giang, Từ Liêm cố huyện.
11 tháng 08 năm 2018
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Đại Học Sư Phạm |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 520 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm |
SKU | 9132448327115 |
võ nguyên giáp hồ chí minh hồ chí minh toàn tập omega plus sách lịch sử jared diamond lược sử loài người bằng tranh lược sử lịch sử sapiens lược sử loài người sơn hải kinh đại việt sử ký toàn thư sapiens lược sử loài người bằng tranh lược sử loài người lịch sử văn minh thế giới lịch sử loài người homo sapiens thiên hoàng minh trị súng vi trùng và thép sapiens việt nam thời dựng nước lịch sử việt nam bằng tranh dày điện biên phủ văn minh việt nam bảo đại đại nam sử tâm lý dân tộc an nam thực dân pháp sách lịch sử việt nam