Lê Trọng Nghĩa là Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, Nhà sáng lập kiêm chủ nghiệm tổ chức Tiếng Việt giàu đẹp, Trưởng ban tổ chức dự án Ngày Tôn vinh tiếng Việt.
Với niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ, Trọng Nghĩa đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong đó, Ngày Tôn vinh tiếng Việt lần đầu tiên do anh đề xuất đã được Chính phủ chính thức công nhận vào năm 2022, đây là cột mốc thường niên nhắc nhở cộng đồng về giá trị và sự giàu đẹp của ngôn ngữ quê nhà.
Nối tiếp thành công của tập 1, Tiếng Việt ân tình – tập 2 là một tập hợp những bài viết ngắn, rất ngắn về tiếng Việt. Tập sách sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức tưởng chừng quen mà lạ, chỉ ra những chữ bấy lâu viết sai mà ta ngỡ rằng viết đúng, kèm với đó là lý giải tên các địa danh vốn rất thân thuộc với chúng ta.
Tiếng Việt ân tình – tập 2 là một tập hợp các câu chuyện hấp dẫn, gần gũi về nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của những từ, những địa danh tưởng chừng quen mà lạ. Không chỉ dừng trong địa hạt ngôn ngữ, Tiếng Việt ân tình còn mang đến cho độc giả những kiến thức thường thức về văn hóa, lịch sử, văn chương của người Việt. Đây quả thật là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những người mới chập chững bước vào địa hạt ngôn ngữ học, hoặc đơn giản là tò mò, hứng thú về những tiếng, từ, tên thân thuộc quanh ta.
Sách chia ra thành các mục như: từ Hán Việt, từ mượn gốc Pháp, thành ngữ tục ngữ. chính tả, địa danh, âm nhạc và các nội dung khác. Mỗi mục như một hành trình đầy thú vị, cho chúng ta thấy được sự liên kết giữa ngôn ngữ và diễn trình lịch sử, văn hóa, lối sống, cách tư duy của người Việt.
1. Khi nói về sự tỉ mỉ, trau chuốt có phần hơi thái quá, ta thường dùng từ “cầu kỳ”. Do có liên hệ về mặt phát âm nên nhiều người cho rằng đây là một từ láy, và “cầu”, “kỳ” là những thành tố vô nghĩa. Thực tế không phải như vậy. “Cầu kỳ” là một từ Hán Việt, vốn được viết bằng hai chữ 求奇. Trong đó, “cầu” (求) có nghĩa là “tìm kiếm”, “xin xỏ”, như trong “yêu cầu”, “cầu nguyện”. Còn “kỳ” (奇) có nghĩa đen là “số lẻ”, “dư ra”, nghĩa bóng là “đặc biệt, không tầm thường” như trong “kỳ diệu”, “kỳ bí”. “Cầu kỳ” vì thế mang nghĩa “tìm cái lạ lùng, không thích bình thường giản dị” như được ghi nhận trong từ điển của Nguyễn Quốc Hùng. Theo thời gian, khi đi vào tiếng Việt, tuy vẫn còn giữ được chút sắc thái ban đầu nhưng nhìn chung nghĩa của “cầu kỳ” đã thay đổi, trở thành “không tự nhiên, không giản dị mà cố ý làm cho khác thường” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên).
Bên cạnh “cầu kỳ”, ta thấy có nhiều từ Hán Việt cũng có cấu trúc “động từ + tính từ”, điển hình như “truy hoan” (追歡), với “truy” (追) là “đuổi theo”, “hoan” (歡) là “vui vẻ”. “Truy hoan” như thế có nghĩa gốc là “đuổi theo cuộc vui chơi”, như từ điển của Nguyễn Quốc Hùng đã giảng.
2. Khi một người có tác động tới điều gì, ta nói họ có “ảnh hưởng” tới điều đó. Từ này tuy đã rất thân quen, nhưng liệu ta đã thật sự hiểu rõ? Theo Tầm nguyên từ điển của Lê Văn Hòe, “ảnh hưởng” có Hán tự là 影響 trong đó “ảnh” (影) có nghĩa là cái bóng từ vật dọi ra, còn hưởng (響) là tiếng vang từ một âm thanh vọng lại. Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức cũng giảng: “ảnh hưởng” xuất phát từ câu “Ảnh tùy hình, hưởng ứng thanh” nghĩa là “Bóng theo hình, vang thuận tiếng”.
Như vậy, “có ảnh hưởng” chính là “gây nên kết quả ở nơi khác”, như cái bóng và tiếng vang đi xa. Thông qua tìm hiểu từ này, ta cũng có được những phát hiện thú vị khác. Ví dụ như về nghĩa gốc ban đầu, nếu như “hình” là dáng vẻ của thực thể thì “ảnh” chỉ là sự phản chiếu, là bóng. Hay “hưởng” là tiếng vang, nên “giao hưởng” (交響) chính là sự giao thoa giữa những âm thanh vang vọng, và “hưởng ứng” (響應) vốn có gốc là “thuận theo những tiếng vang đi xa”.
3. Chúng ta hẳn không xa lạ gì với “Việt kiều” – một từ dùng để chỉ những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. “Việt” thì ai cũng hiểu, nhưng còn “kiều” thì sao? Về điều này, Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức giảng: “Kiều. 侨 Ở ngụ, ở nhờ. Hoa kiều, kiều cư”. Hán Việt từ điển của Thiều Chửu thì giải thích: “Kiều: Ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân”. Như vậy, “kiều” trong “Việt kiều” vốn có nghĩa là “ở nhờ”. Về sau, nghĩa này được triển khai để chỉ việc sinh sống tại quốc gia khác. Chữ “kiều” này còn xuất hiện trong nhiều từ khác như:
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Bookcare | Có |
---|---|
Công ty phát hành | Thái Hà |
Kích thước | 14.5x 20.5 cm |
Số trang | 368 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 6140027380458 |
dk national geographic mặn béo chua nóng omega plus lịch sử hàn phi tử bách khoa lịch sử thế giới lược sử loài người súng vi trùng và thép marcus aurelius khắc kỷ thế giới như tôi thấy carl jung chủ nghĩa khắc kỷ thực tại không như ta tưởng luật tâm thức tâm lý học tội phạm tương lai sau đại dịch covid hành trình của linh hồn luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý quảng trường và toà tháp tù nhân của địa lý lịch sử tự nhiên tất tật về nàng dâu tại sao phương tây vượt trội bách gia tranh minh nguyễn hiến lê nguồn gốc muôn loài tri thức về vạn vật