AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY:
- Chuyên gia tiếp thị, giám đốc sản phẩm
- Quản lý, chủ doanh nghiệp
- Bất cứ cá nhân nào tham gia vào quá trình ra mắt sản phẩm, từ ý tưởng đến gia nhập thị trường.
TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách mang lại cho các doanh nhân, nhà quản lý sản phẩm và chuyên gia tiếp thị những kiến thức và chiến lược cần thiết để ra mắt sản phẩm thành công. Hướng dẫn toàn diện này đưa người đọc qua từng bước quan trọng của quy trình ra mắt, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, xác định đối tượng mục tiêu, tạo chiến dịch tiếp thị và tối ưu hóa sau khi ra mắt. Với những kiến thức rõ ràng và thực tế, cuốn sách đưa ra một lộ trình để tạo ra những đợt ra mắt sản phẩm có sức ảnh hưởng, tối đa hóa tiềm năng thị trường và đạt được thành công trong kinh doanh. Cho dù bạn là người sáng lập công ty khởi nghiệp hay một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, hướng dẫn này trang bị cho bạn các công cụ để tự tin vượt qua sự phức tạp của việc ra mắt sản phẩm và giành chiến thắng trong thị trường cạnh tranh.
CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
- Kế hoạch GTM chính là bản đồ dẫn lối chi tiết về chiến lược mà công ty sẽ sử dụng để tiếp cận khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, giới thiệu lợi ích cạnh tranh và sự khác biệt so với đối thủ thông qua sản phẩm. Nó không chỉ là một cuốn sổ tay hướng dẫn chi tiết cho việc ra mắt sản phẩm, gồm các mốc thời gian, danh sách kiểm tra (checklist) và hoạt động theo dõi mục tiêu, mà còn là một tài liệu được chia sẻ cho tất cả các bên liên quan và cập nhật hằng tuần. Nó không đơn thuần là một checklist phức tạp; đó còn là chiến lược để chiến thắng trước đối thủ trong việc ra mắt sản phẩm này, là cách bạn theo dõi mục tiêu và các mốc thời gian, và là phương pháp bạn truyền đạt hiệu quả việc ra mắt sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là “nguồn thông tin chính xác” trong các khoảng thời gian tiếp theo cho đến lúc sản phẩm ra mắt. Trách nhiệm của người quản lý tiếp thị sản phẩm bao gồm việc tạo và cập nhật tài liệu này, nhưng nếu công ty không có vị trí này, bất kỳ ai cũng có thể đảm nhiệm việc đó, từ người quản lý sản phẩm đến nhà sáng lập.
- Khi lựa chọn mục tiêu, bạn nên chọn những mục tiêu sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp và phù hợp với lý do bạn quyết định tiến hành ra mắt sản phẩm ngay từ ban đầu. Một lời khuyên nhỏ: Việc bắt đầu bằng cách xác định rõ mục tiêu và từ đó xây dựng kế hoạch ra mắt sản phẩm (GTM) sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc xây dựng kế hoạch và chỉ đặt mục tiêu vào cuối quá trình.
- Khi bạn sở hữu hàng loạt sản phẩm và tính năng nhỏ giống nhau, hãy suy nghĩ đến việc gói gọn chúng trong các lần ra mắt cùng chủ đề. Điều này giúp bạn tạo nên tâm điểm chú ý trên thị trường và biến việc ra mắt của bạn trông quy mô hơn hẳn thực tế.
- Tôi đã dẫn dắt hơn 250 lần ra mắt sản phẩm và không một lần nào là trơn tru. “GÌ CƠ?” Có thể bạn sẽ tự hỏi, “Vậy tại sao tôi lại phải đọc cuốn sách này?” Trước khi vội vàng đưa ra phán đoán, hãy biết rằng khi có sự cố, chỉ có những người từ bên trong – những người chịu trách nhiệm cho việc ra mắt sản phẩm mới hay một số ít người khác trong nội bộ mới nhận ra điều đó. Bí mật nằm ở việc bạn phải nhìn thấy những gì có thể sai và cố gắng phát hiện ra những khía cạnh yếu kém càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, một buổi ra mắt sản phẩm “hoàn hảo” gần như là bất khả thi. Nhưng điều đó không quan trọng, vì khách hàng mục tiêu thường không nhận ra điều đó. Để giúp bạn giảm bớt nỗi sợ hãi khi ra mắt sản phẩm, dưới đây là một số điều có thể xảy ra và cách để ngăn chặn chúng.
- Việc ra mắt sản phẩm không nhất thiết phải trở thành một sự kiện hoành tráng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đặt những câu hỏi đúng trước khi lựa chọn hành động tiếp theo.
- Hãy tưởng tượng: Tại một phòng họp toàn kính ở một công ty công nghệ mở tại San Francisco, một chú chó nhỏ đang nằm nghỉ dưới chân bàn; đồ ăn nhẹ rải rác khắp nơi; người quản lý sản phẩm, khoác trên mình chiếc áo hoodie mang logo công ty, vừa kết thúc bài thuyết trình đầy thuyết phục về sản phẩm mới mang tính cách mạng sắp ra mắt.
Sau khi tiếng vỗ tay ồn ào dần dịu xuống, một nhân viên tiếp thị mạnh dạn đặt câu hỏi: “Vậy sản phẩm này được tạo ra cho ai?” Người quản lý sản phẩm trả lời, với giọng đầy tự tin, như thể câu trả lời quá rõ ràng: “Đơn giản là nó dành cho mọi người!” Tiếng vỗ tay tiếp tục rộn ràng, vị CFO khen ngợi người trình bày, nhưng nhân viên tiếp thị kia ngồi im lặng ở bàn, trong lòng thầm thở dài:
“KHÔNGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGG!!!”
“Dành cho mọi người” – Có lẽ đây là ba từ tồi tệ nhất trong từ điển của người tiếp thị sản phẩm. Tại sao ư? Bởi vì, nếu sản phẩm của bạn dành cho mọi người, thì rõ ràng nó không phù hợp với ai cả.
- Việc đầu tiên mà bạn cần xác định khi khởi động một chiến dịch ra mắt sản phẩm chính là định rõ bạn muốn tiếp thị cho ai. Chương này sẽ đưa bạn đến một cuộc hành trình khám phá cách thực hiện điều đó.
- Khi còn giữ chức vụ Giám đốc Tiếp thị Sản phẩm tại AdRoll (nay là NextRoll), chúng tôi đã mắc phải một sai lầm trầm trọng trong việc tìm hiểu về đối tượng mục tiêu khi đưa ra một sản phẩm mới mang tên e-mail nhắm mục tiêu (e-mail retargeting). Để rõ hơn, AdRoll vào thời điểm ấy chủ yếu được nhớ đến với một phương thức tiếp thị số được gọi là nhắm mục tiêu (retargeting), khi bạn ghé thăm một trang web và thấy quảng cáo của chính sản phẩm đó đuổi theo bạn trên mạng (vâng, đó chính là những quảng cáo “đeo bám” bạn khắp nơi trên Internet, nhưng hãy tin rằng, chúng thực sự rất hiệu quả!). Sản phẩm mới này giúp tái tiếp thị với khách hàng thông qua e-mail, nghĩa là hệ thống của chúng tôi có thể gửi một e-mail tự động về một sản phẩm mà người tiêu dùng vừa xem tới họ. Chúng tôi đã thử nghiệm phiên bản alpha của sản phẩm với một số khách hàng, và thành công vang dội, vì vậy chúng tôi tin rằng chúng tôi đã sẵn sàng để đưa nó ra thế giới. Nhưng khi thực hiện, kết quả đạt được thật sự thảm hại.
- Một trong những ví dụ yêu thích của tôi về sự khác biệt trong một ngành hàng hóa hóa là Coors Light, một loại bia nhẹ không có gì đặc biệt phổ biến tại Hoa Kỳ và được chồng tôi gọi thân mật là C-minus. Điểm khác biệt chính của Coors Light? Đó là bia lạnh. Bạn có thể đang nghĩ, “Mọi loại bia đều có thể ướp lạnh mà?” Ồ, đúng vậy! Nhưng Coors Light đã hướng tới sự khác biệt đến mức khi nghĩ về loại bia này, bạn sẽ nghĩ tới việc thưởng thức một ly bia mát lạnh sảng khoái. Điều tuyệt vời là họ không kiểm soát việc làm lạnh – khách hàng phải làm điều đó! Đầu tiên, hãy xem xét việc tiếp thị và phát triển sản phẩm của họ. Một trong những chiến dịch tiếp thị lâu dài của họ là sự kết hợp với dãy núi Rocky nhờ việc tọa lạc bên ngoài Denver. Hình ảnh liên quan tới mọi quảng cáo Coors Light đều là màu xanh và bạc – những màu lạnh. Trong quảng cáo của họ, họ thường mô tả một cú cụng ly giữa hai ly bia lạnh và những giọt nước ngưng tụ bắn khắp nơi. Đối với sản phẩm, họ đã tập trung vào sự phân biệt bia lạnh với công nghệ “lon bia phản ứng với lạnh” – khi một lon bia Coors Light đủ lạnh để uống, những ngọn núi trên lon sẽ chuyển sang màu xanh.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Mary Sheehan là người ba lần dẫn dắt bộ phận tiếp thị sản phẩm và là người dẫn chương trình podcast Women in Product Marketing. Với nền tảng về lãnh đạo tiếp thị sản phẩm bao gồm Adobe, Google, , Sheehan là chuyên gia đầu ngành trong việc giới thiệu sản phẩm mới, định vị chúng để phát triển và tạo chiến lược tiếp cận thị trường cho các tổ chức. Kết nối trực tuyến với cô tại Productlaunch.Pro.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Ngày xuất bản | 2023-09-11 17:11:58 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 204 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Công Thương |
SKU | 6049013699355 |
this is marketing seth godin thôi miên bằng ngôn từ nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện rich habits poor habits happy live kinh doanh rio book cha giàu cha nghèo trải nghiệm khách hàng trải nghiệm khách hàng xuất sắc ngấu nghiến nghiền ngẫm facebook marketing 5.0 marketing du kích content riobook marketing giỏi phải kiếm được tiền ý tưởng này là của chúng mình xấu thế nào đẹp ra sao đừng cố gắng bán hãy giúp khách hàng mua search inside yourself digital marketing maketing giỏi phải kiếm được tiền gam7 search inside yourself tiếng việt bí mật dotcom người bán hàng vĩ đại nhất thế giới nâng tầm dịch vụ 22 quy luật bất biến trong marketing digital marketing - từ chiến lược đến thực thi