KTSG số 48-2024: Thấy gì từ các đề cử nhân sự điều hành kinh tế của ông Donald Trump?(KTSG) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang trên đường quay trở lại Nhà Trắng, với đội ngũ nhân sự có quan điể...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 48-2024

KTSG số 48-2024: Thấy gì từ các đề cử nhân sự điều hành kinh tế của ông Donald Trump?

(KTSG) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang trên đường quay trở lại Nhà Trắng, với đội ngũ nhân sự có quan điểm cứng rắn, sẵn sàng thúc đẩy các chương trình nghị sự kinh tế của ông, đặc biệt là chiến lược thuế và thuế quan. Cùng lúc đó, các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng đang theo dõi sát những diễn biến tại Mỹ, chuẩn bị ứng phó với một cuộc chiến thương mại có thể xảy đến ngay sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào đầu năm 2025.

Muốn tinh gọn bộ máy thì nhiệm vụ, thủ tục phải tinh gọn (mục Ý kiến): Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang quyết liệt thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, để thực hiện được mục tiêu này thì trước hết phải làm “tinh gọn” chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cũng như các loại thủ tục.

Quốc hội sẽ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)? (An Nhiên): Thứ Bảy tuần này (30-11), trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Suốt quá trình thảo luận, luôn có những ý kiến trái chiều về việc nên thông qua dự thảo luật tại kỳ họp này hay gác lại tới tháng 5 năm sau.

Kỳ vọng gì khi Việt Nam liên tiếp nâng cấp quan hệ ngoại giao? (Tuệ Nhiên): Trước xu hướng chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong những năm gần đây, không chỉ cần phải mở rộng quan hệ mà còn phải thắt chặt hợp tác sâu sắc hơn, mới có thể giúp những nước có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam tránh được rủi ro.

Tiếp tục tăng - lãi suất đang chịu áp lực từ đâu? (Triệu Minh): Chênh lệch quá lớn và ngày càng mở rộng giữa tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống ngân hàng là một trong những sức ép lên xu hướng lãi suất trong thời gian qua.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp ngày càng tăng (Trịnh Duy Viết): Thị trường TPDN hai tháng cuối năm 2024 đang đối mặt với nhiều áp lực khi khối lượng đáo hạn dự kiến lên tới hơn 65.000 tỉ đồng, chiếm gần 10% hạn mức tín dụng còn lại của năm. Đây là một thách thức lớn không chỉ với các doanh nghiệp phát hành mà còn với cả thị trường tài chính nói chung.

Đằng sau hào quang xuất khẩu (Khánh Nguyên): Để trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, thu nhập hiện nay của Việt Nam cần tăng gấp ba, nghĩa là phải duy trì tăng trưởng GDP bình quân theo đầu người ở mức khoảng 6%/năm trong hai mươi năm tới.

Xuất khẩu Việt Nam: Cơ hội từ một thế giới biến động (Hoàng Hạnh): “Cuộc đụng độ thương mại Mỹ - Trung Quốc đang dần chuyển thành cuộc đối đầu về mặt công nghệ. Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đón nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất các mặt hàng công nghệ cao, đặc biệt là ngành bán dẫn”, GS.TS. Võ Xuân Vinh, Đại học Kinh tế TPHCM trao đổi với Kinh tế Sài  Gòn.

Hoàn thiện dự thảo quy định sàn thương mại điện tử khấu trừ thuế theo khuyến nghị của OECD (Thái Mạnh Cường): Sự bùng nổ của thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại B2C xuyên biên giới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ với sự tham gia đông đảo của các cá nhân kinh doanh, đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia trong việc thu thuế tiêu dùng.

VN-Index hồi phục với thanh khoản thấp liệu có bền? (Thanh Thủy): Với TTCK Việt Nam, đà hồi phục trong các phiên cuối tuần trước đang dần mở ra hy vọng cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, đà tăng không đi kèm thanh khoản nên chưa thật sự thuyết phục, khiến dòng tiền vẫn còn thận trọng và e ngại cho các hoạt động mua vào.

Chứng khoán tháng 12 - Chờ dòng tiền lớn tham gia (Triêu Dương): Đà phục hồi lần này có thể vẫn cần phải quan sát thêm, khi biểu đồ tuần cho thấy VN-Index vẫn đang trong pha điều chỉnh. Ngoài ra, đợt phục hồi lần này vẫn chưa cho thấy sự đồng thuận, khi lực mua chủ yếu đến từ các nhà đầu tư cá nhân, còn khối ngoại và tự doanh đang bán ròng khá lớn.

Cổ phiếu phân bón “ngóng tin” từ Quốc hội! (Bình An): Rất có thể những tin tức liên quan đến kỳ họp Quốc hội lần này sẽ là nhân tố đột biến giúp nhóm cổ phiếu phân bón hình thành xu hướng tăng rõ nét hơn sau giai đoạn đi ngang kéo dài.

Cổ phiếu nhóm dệt may: Có thích hợp để “mua đuổi”? (Linh Trang): Nhóm cổ phiếu dệt may đang nhận được một số yếu tố mang tính chất hỗ trợ trong ngắn hạn. Tuy vậy, sau đợt hồi phục gần đây, cổ phiếu nhóm ngành này thích hợp cho hoạt động tích lũy ở vùng giá thấp hơn là “mua đuổi” ở vùng giá cao.

Sức khỏe tài chính nhóm các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ (Lê Hoài Ân - Trần Hoàng Hưng): Nhiều động lực tăng trưởng mới đã đang xuất hiện đến từ các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì chưa bao giờ vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng và chất lượng tài sản cần được lưu ý như lúc này trong bối cảnh sức khỏe của nền kinh tế vẫn còn yếu bởi sức cầu nội địa.

Trung Quốc có khuynh hướng bảo vệ tác phẩm mà AI tạo ra (Lê Thiên Hương): Trong bối cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc đang “nóng lên”, các vụ tranh chấp liên quan đến AI cũng được đưa ra ngày càng nhiều tại các tòa án nước này.

Có nên bắt buộc công chứng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp? (Đỗ Đình Lâm - Vũ Thị Lan - Đặng Nguyễn Minh Thư): Yêu cầu công chứng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mặc dù có thể kiểm soát phần nào việc thành lập các công ty ma nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu…

Dừng xuất cảnh người nợ thuế: quy định không hợp lý, xung đột với các luật khác (Nguyễn Hoàng Hải - Lê Thị Thủy): Việc cơ quan thuế đề nghị dừng xuất cảnh người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp nợ thuế ngày càng nhiều. Vậy quy định pháp luật về biện pháp chế tài này mâu thuẫn, xung đột với các quy định khác ra sao, hệ quả từ biện pháp này ảnh hưởng đến chính sách chung về thu hút đầu tư kinh doanh như thế nào?

Thấy gì từ các đề cử nhân sự điều hành kinh tế của ông Donald Trump? (Lạc Diệp): Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang từng bước hình thành đội ngũ nội các với những nhân vật then chốt phản ánh rõ các chiến lược kinh tế được ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

Trung Quốc đã chuẩn bị gì cho cuộc chiến thương mại 2.0 (Song Thanh): Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khốc liệt đã nổ ra. Giờ đây, khi ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bắc Kinh dường như đã có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho “cuộc chiến thương mại 2.0”.

Nguy cơ thuế quan phủ bóng lên triển vọng kinh tế châu Âu (Ngân Diệp): Việc ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng đang vẽ ra một viễn cảnh đáng lo ngại khi các chính sách bảo hộ thương mại có nguy cơ làm suy yếu tăng trưởng kinh tế của châu Âu.

Shein là của nước nào? (Nguyễn Vũ): Các tập đoàn Trung Quốc làm ăn thành công ở nước ngoài đang cố gắng xóa bớt nguồn gốc của mình - họ muốn biến mình thành một công ty đa quốc gia để tránh sự xoi mói, đôi lúc là sự trừng phạt của các nước áp đặt lên họ. Shein, một tập đoàn may mặc thời trang lớn, là một trường hợp điển hình.

Để nhượng quyền sử dụng nhân vật được tiếng, có miếng (Amy Nguyễn): Nhượng quyền sử dụng nhân vật giả tưởng ngày càng phổ biến khi vừa giúp doanh nghiệp gia tăng uy tín, lợi nhuận kinh doanh vừa có thể mở rộng mạng lưới khách hàng. Nhưng doanh nghiệp cần làm gì để việc nhượng quyền này mang lại lợi ích vẹn toàn, vừa có tiếng vừa có miếng?

Thị trường “nhạy cảm” tại Việt Nam (Ricky Hồ): Thị trường suất ăn công nghiệp Việt Nam ước tính có giá trị khoảng 2 tỉ đô la mỗi năm, tăng trưởng theo tốc độ phát triển của các khu công nghiệp khắp Việt Nam. Tuy vậy, rất khó để hình dung hay có số liệu rõ ràng về thị trường rất kín đáo này.

“Bữa ăn học đường” - bệ phóng mới cho kinh tế Indonesia (Ricky Hồ): “Bữa ăn học đường” do chính phủ tài trợ được xem là cú hích cho nền kinh tế Indonesia, với nguồn vốn khổng lồ có thể lên đến hàng chục tỉ đô la mỗi năm. Chương trình cải thiện sức khỏe quốc gia cũng đồng thời được kỳ vọng là bệ phóng mới cho cho các startup công nghệ ở xứ vạn đảo.

An toàn thực phẩm: rủi ro vẫn còn đó (Song Hảo): Chương trình 90 về an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2016-2020 đã khép lại nhưng đã giúp vạch ra những mục tiêu lớn về kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Nhưng ngay cả khi tỷ lệ vi phạm an toàn đã giảm xuống mức rất thấp như ở TPHCM từ đầu năm 2024, các vụ ngộ độc vẫn diễn ra.

Khi người lao động phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội (Nguyễn Văn Phúc - Tô Kiến Lương): Liên quan đến trường hợp người lao động có phát ngôn thiếu chuẩn mực gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, một số vấn đề pháp lý được đặt ra xoay quanh câu chuyện này.

Già bao nhiêu thì nên nghỉ ngơi? (Lê Cường): Người đến tuổi hưu, như cây cổ thụ già, còn có thể cho ra những mùa trái rất ngọt mà dưỡng chất dư thừa tích tụ bao nhiêu năm chưa dùng hết. Cây ấy nếu tiếp tục được chăm sóc phù hợp, nếu tiếp tục tồn tại sẽ còn cho đời nhiều mùa trái ngọt hoa thơm.

Bảo tồn và Du lịch: Tìm kiếm sự hòa hợp để phát triển bền vững (Nguyễn Văn Mỹ): Nhiều ý kiến cho rằng bảo tồn và du lịch luôn ở thế đối lập. Trong khi bảo tồn tập trung giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử, thì du lịch lại gắn liền với sự phát triển và những điều mới mẻ.

Một lần được dũng cảm sống thật (Đoàn Tuấn Anh): Những năm qua, Thụy Điển nói riêng và các quốc gia Scandinavia nói chung nổi tiếng không chỉ về số lượng lớn chủ nhân của giải Nobel văn chương mà còn tạo dấu ấn với các tác phẩm mang tính “chữa lành” thông qua nụ cười.

Hà Nội, buổi đông về (Trần Thanh Bình): Hà Nội sớm tinh mơ đã se se hơi gió, rồi qua mấy tiếng đồng hồ buổi sáng nắng vàng ươm. Chiều tối, trời lại trở lạnh. Nhiều năm rồi, tôi lại được “chạm” Hà Nội buổi đông về!

Dạ khúc mưa mùa (Huỳnh Văn Mỹ): Tôi lần bước trở về để được nghe tiếp bản hòa ca quen thuộc của lũ nhái bên vườn nhà ấm áp. Vẫn miên man, bất tuyệt, vẫn nhẹ nhàng, êm ái bài ca sự sống của lũ nhái vọng vào nhà từ những bờ đá cài bên những gốc cây, những mương nước, hay từ bên giếng bên ao.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SPEEDY

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-11-28 15:20:37
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU2023274689289
Liên kết: Set 10 miếng Mặt nạ dầu Ôliu Real Nature Olive The Face Shop