Spinoza - Triết Học Thực Hành

Tác giả: Tiến sĩ Shefali Tsabary
Spinoza - Triết Học Thực HànhTriết học của Spinoza là một trong những nỗ lực triệt để nhất nhằm xây dựng một bản thể học thuần túy bằng một chất vô hạn duy nhất. Cuốn sách này, trình bày những ý tưởn...
Công ty:NHBook
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Spinoza - Triết Học Thực Hành

Spinoza - Triết Học Thực Hành

Triết học của Spinoza là một trong những nỗ lực triệt để nhất nhằm xây dựng một bản thể học thuần túy bằng một chất vô hạn duy nhất. Cuốn sách này, trình bày những ý tưởng chính của Spinoza dưới dạng từ điển, có chủ đề là sự đối lập giữa đạo đức và luân lí, và mối liên hệ giữa các mệnh đề đạo đức và hữu thể học. Đạo đức của ông là tập tính học, thay vì là khoa học luân lí.

“Không có triết gia nào đức hạnh hơn, cũng không có ai bị lăng mạ và căm ghét nhiều như ông. Để hiểu được lí do này thì chỉ nhắc lại luận đề lí thuyết quan trọng của thuyết Spinoza là không đủ: một bản thể duy nhất có vô hạn thể tính, Deus sive Natura , toàn bộ “mọi tạo vật” chỉ là những thể cách của những thể tính, hay là những biến thể của bản thể này. Nhưng vẫn thiếu sót nếu ta đơn thuần chỉ ra làm sao thuyết phiếm thần và vô thần kết hợp với nhau trong luận đề ấy, đồng thời cũng phủ định một Thượng Đế luân lí, sáng tạo và siêu việt”. - Gilles Deleuze

Trích dẫn sách Spinoza - Triết Học Thực Hành

Lời người dịch

Spinoza đã muốn đi con đường Lí Trí để có Hạnh Phúc, ông chứng thực bằng cuộc đời và triết lí của mình: Thượng Đế tức là Tự Nhiên, Hữu Thể Học cũng là Đạo đức học. Vì không có gì siêu việt, tất cả đều là một nội tại độc nhất[*].

Như Descartes, Spinoza bắt đầu hoài nghi. Nhưng nếu sự dubitandum của Descartes xoay quanh vấn đề nhận thức, thì Spinoza trải nghiệm mối hoài nghi hiện sinh với những bào ảnh của cuộc đời: tiền bạc, danh vọng, sắc dục[†]. Ông sớm nhận ra nỗi thất vọng khi theo đuổi những giá trị giả tạo vì bất toàn, vô thường và hữu hạn, đã sinh ra âu lo nối tiếp buồn chán trong tâm hồn. Khi ta xem chúng như mục đích tự thân, chúng tách ta ra khỏi quyền lực của mình, khiến tâm hồn ta không ngừng xao động, fluctuatio animi, “trôi nổi như sóng biển dậy lên từ những cơn gió trái chiều, bất tín về biến cố và số phận của mình”, III, giải thích 59. Trong buổi loạn thế, mang thân phận Do Thái tha hương, sống với bệnh tật từ trẻ, chịu án tuyệt thông, bị lăng mạ, ám sát, Spinoza kiên định và lịch thiệp tổ chức dự án truy tầm cái chân Thiện ngay trong thế gian, giữa công việc mài thấu kính, bạn bè, nhà trọ và các tranh luận chính trị. Vì ông không tin vào một cuộc sống nào khác ngoài cuộc sống hiện tại, không phải một lời hứa trong tương lai, vì hiện tại là hoàn hảo vì là duy nhất, không hoài niệm quá khứ, vì vạn sự là tất yếu và không thể khác. Khát khao tri thức của ông hòa vào hạnh phúc trong tình yêu trí tuệ về Thượng Đế[‡], ông tin và cảm nhận mình là vĩnh cửu[§] qua phương pháp kiên trì và thận trọng, more geometrico, cuộc Odyssée của Lí Trí cấu thành Đạo đức học.

Do đó mà ta không thể đọc Đạo đức học độc lập với cuộc đời, nghề mài kính[**], và thư từ trao đổi của Spinoza. Chúng hợp thành một bộ ba nhất quán giữa nghề nghiệp, tác phẩm và tương giao, một khuôn mẫu của hiền nhân thời loạn: Caute, bình tĩnh và trách nhiệm, thanh bần và lịch lãm, thâm trầm và tự trọng, tự do và minh triết. Hegel dành cho ông những lời trân trọng nhất, Novalis xem ông là “kẻ say Thượng Đế”, Deleuze tôn xưng là “Vương Tử triết học”.

Với cùng một sự chắc chắn và chỉn chu mà ông chứng minh rằng Thượng Đế cũng chính là Tự Nhiên (hạ giá Thượng Đế ngang bằng với thế giới) và Tự Nhiên là Thượng Đế (linh hóa Tự Nhiên thành quyền lực vô hạn); ông cẩn thận sắp xếp cuộc sống khiêm nhường của mình: từ bỏ quyền thừa kế và các ân huệ từ bạn bè và quân vương, sống bằng thu nhập từ nghề thủ công, không tài sản[††], xa lánh hư danh và thị phi vô ích. Ông không dùng triết học để phán xét cuộc sống xét như biểu hiện của tự nhiên, không rao giảng luân lí, mà mong người ta để cho ông yên để được tự do sống và suy tưởng. Đối với những gì đe dọa mình, ông tìm cách lánh xa: được gọi là tốt, khôn ngoan, mạnh, những người biết tổ chức cuộc gặp gỡ với các cơ thể tổ hợp với mình, lánh xa những gì có nguy cơ phân rã bản tính tự nhiên của mình. 

Với những bất hạnh là tất yếu, ông không làm như không biết, và vì không tin vào một đời sống nào khác ở ngoài cái chết, ông đón nhận với sự bình thản trong tâm hồn và một đức hạnh cao khiết. Minh triết duy lí nơi ông không đi kèm với thái độ lánh đời, Spinoza đủ niềm tin vào một cộng hòa những con người tự do để tham dự vào các tranh biện trong cộng đồng của ông, vì không có gì quý hơn con người cho bằng con người, một đời sống chính trị ẩn ngầm mà mãnh liệt trong sự hào phóng và chân thành với bằng hữu, đức hạnh mà ông gọi là humanitas. 

Cuộc đời thanh bần, ngắn ngủi, yên vui chứ không than trách, hào hiệp mà chẳng phẫn hận, tự do và không hi vọng, ông nói về cơ thể như nói về trí tuệ, về niềm vui chứ không phải cái chết. “Nhìn thẳng vào cái chết, từ biệt thế giới suy tưởng và tình cảm vào những giờ cuối cùng đã là khó khăn, nhưng ta có thể tự an ủi mà nghĩ rằng mình đã đi qua cả một cuộc đời. Nhưng ở tuổi thanh xuân, thậm chí trước ngưỡng trưởng thành, đã cảm thấy cái chết như hạt mầm ở trong thân thể, đấu tranh hằng ngày chống lại nó, canh chừng từng cảm xúc, mất đi thói quen tĩnh lặng để cảm nhận cuộc sống đang lưu giữ chính mình, phải thường trực lo lắng cho trách vụ duy trì sự sống, và trong điều kiện đó vẫn vui sống, tự do và không cay nghiệt, quả quyết với công việc mà không để ngoại vật sao nhãng, nhìn ra trong tư tưởng mình đền đài của cuộc sống và niềm vui: ấy là một người mà đối với người này thì tự do và tất yếu, vĩnh cửu và thời gian chỉ là một… người ấy là Spinoza. 

Thế giới với muôn nghịch lí, ngàn mâu thuẫn thể hiện qua hiện tượng đặc thù, qua tinh thần của ông, đã chịu quy về một mối. Ông đã loại bỏ mọi chủ thuyết về bản ngã, đã từ chối xem xét tầm thước mọi vật bên trong những ấn tượng mà chúng để lại lên cá thể; vì ông đặt cuộc sống trắc trở của mình vào chính trong cái Toàn Thể, và ông sống sự sống vĩnh cửu trong niềm vui hiểu biết chân lí thần linh. Ông thực là một người tự do, để có thể nói: “Tôi tránh xa cái ác, hay tôi tìm cách lánh đi, vì nó hoàn toàn mâu thuẫn với bản tính tôi và khiến tôi xa rời tình yêu và tri thức về Thượng Đế, tức đấng chủ thể toàn thiện”. Chính là với quan niệm bình đẳng không suy suyển này - theo cách mà truyền thuyết dựng nên các vị thần, và đôi mắt trần tục của ta nhìn ra bản tính vĩnh hằng của họ - mà Baruch Spinoza đã sống. Khoa học mà ông sở đắc trở thành một thói quen về hạnh phúc, vì như cuộc sống đã từng dẫn ông đến với tư duy, tư duy cũng mở ra cho ông cuộc sống”[‡‡].

Do đó mà trái với những bình giải vẫn thường xoay quanh khía cạnh hữu thể học hay chính trị của thuyết Spinoza, ở đây Deleuze nhắc ta rằng Ethica trước hết là một triết học về sự giác ngộ, một luận thuyết về hạnh phúc (eudémonisme), được dẫn hướng bằng lí trí nhưng đồng thời cũng là một sự vụ của cơ thể và mang tính thực hành, một nỗ lực kiên định, không dễ dàng nhưng cũng không bất khả. Vì những gì đẹp đẽ vốn khó mà cũng hiếm. Điểm hạn chế, nếu có thể nói như vậy[§§], nhưng cũng là sức thu hút của nó chính là niềm tin không suy suyển vào một thuyết duy lí tuyệt đối[***]: tư duy có thể hòa mình vào tồn tại vô hạn, tất cả đều sáng rõ dưới ánh sáng của lí trí. Spinoza là kẻ duy lí cực đoan nhất so với những người đương thời. Khi Descartes nhắc đến một ý niệm rõ ràng và phân minh về Thượng Đế, ông dè chừng và chỉ cho ta tính bất đồng lượng, hố thẳm không đáy giữa ngài với giác tính hữu hạn của ta. Ta chạm đến Thượng Đế nhưng không biết ngài là gì. Pascal nhắc ta rằng “con tim có những lí lẽ của nó mà lí trí không biết được”, vì Thượng Đế của Abraham, Isaac và Jacob không có gì chung với Thượng Đế của triết gia và bác học[†††]. Ngược lại, Spinoza đã từ chối một thế giới bất khả tư nghì, ẩn chứa những bí nhiệm về bản tính của Thượng Đế[‡‡‡]. Vì giác tính của ta và Thượng Đế về bản chất là như nhau[§§§]. Tư duy và cuộc sống vốn chỉ là một. Thông qua ánh sáng trí tuệ mà Thượng Đế được thấu hiểu trong ngài như trong ta, khi ta yêu một tình yêu trí tuệ về Thượng Đế, chính là ngài yêu chính mình thông qua ta. Tuy không phủ định con đường của đức tin, ông cho rằng ta không thể phụ thuộc vào nó. Chỉ lí trí mới là ân điển phổ quát được tạo hóa ban tặng mỗi người, có khả năng vượt qua các tư kiến hàm hồ gắn liền với thân phận hữu hạn xét như quyền lực bên trong các quyền lực; giúp ta đi từ thụ cảm sang chủ động, đến các loại nhận thức cao cấp hơn, để có được tri thức về bản chất của chính mình, của sự vật, và của Thượng Đế. 

Bản tính cực đoan này khiến người ta khó mà đọc Đạo đức học với một sự dửng dưng. Những luận đề không khoan nhượng chất vấn định kiến cố hữu trong mỗi người, hoặc ta được ngọn xuân phong ấy đẩy đi xa mãi, hoặc ta ghét bỏ, phủ nhận, kết án nó: Deus sive Natura, Thượng Đế tức là Tự Nhiên; một thế giới động lực không mục đích, không phép màu, vận hành theo những quy luật đời đời vĩnh cửu; con người không phải là một nhà nước trong một nhà nước[****] mà là một thể cách của một bản thể duy nhất, vừa là một cơ thể trong vũ trụ vật chất, vừa là một tâm hồn trong giác tính vô hạn; một tất định luận tuyệt đối, không có chỗ cho tự do mà cũng chẳng còn Thiện Ác; cơ thể ngang hàng với tư duy; bản chất con người không gì khác hơn là ham muốn… không hệ thống nào lại phản thứ bậc hơn, bung phá hơn; một hữu thể học thuần túy đặt Thượng Đế và tự nhiên trên cùng mặt phẳng. Trước khi người ta làm triết học với cây búa, Spinoza đã đi tìm chân lí bằng lưỡi tầm sét của Lí Trí.

Tuy vậy, tất cả những luận đề bạo liệt và cực đoan này đối lập với một ngôn ngữ trình bày tưởng như không gì trừu tượng hơn, vì tư tưởng Spinoza là một thể với phương pháp: phương pháp hình học đặc trưng cho triết học mới của Hobbes và Descartes. Ông trách người ta đã hiểu Thượng Đế theo lối nhân hình, như một người đàn ông mang ý chí vô hạn, lòng tốt mênh mông, có những đôi tay và đôi chân rất dài; ông trách họ đã mô tả con người không phải như nó là mà nó phải là, đã không hiểu rằng lí trí không chế ngự được cảm xúc mà cảm xúc chỉ có thể bị tác động bởi một cảm xúc mãnh liệt hơn. Có ích gì khi nói về cái thiện và các biện pháp của tinh thần để chế ngự cơ thể, khi mà “tôi nhìn ra điều tốt, tôi công nhận nhưng vẫn theo cái xấu[††††]”. Còn ông, ông muốn tìm hiểu sự sinh khởi của các xúc cảm (affect), vẽ ra thân phận câu thúc của tâm hồn. Xúc cảm sẽ được nghiên cứu như người ta xem xét đường, mặt và khối, tức là như các hình toán học. Vì phương pháp cũng là một phần thiết yếu trong nỗ lực giải phóng tinh thần. Nó triển khai quyền lực thông hiểu của lí trí, đồng thời buộc tư duy đích thân phải tham dự, di chuyển trong mạng lưới dệt bằng định nghĩa, tiên đề, định lí, hệ quả, giải thích. Một không gian quang học thuần túy lan tỏa trong mặt phẳng nội tại.

Qua việc xây dựng hệ thống trình bày sự sinh khởi các xúc cảm của con người, ông muốn cầm tay người ta và dắt đến tự do[‡‡‡‡]: “không than khóc, không cười nhạo, mà thấu hiểu”. Vì con người trước hết là một bộ phận quyền lực của Tự Nhiên, một cơ thể giữa các cơ thể có cùng trật tự và xâu chuỗi như một tâm hồn giữa các ý niệm. Điều kiện tự nhiên kết án ta phải làm nô lệ cho thụ cảm, khiến tinh thần chỉ có được những ý niệm không tương thích, phiến diện về cơ thể, về thế giới và do đó là về chính nó. Chính phương pháp hình học, học thuyết về cơ thể và những xúc cảm vui sẽ mang ta ra khỏi lĩnh vực hàm hồ của các kí hiệu đa nghĩa, những ý niệm không tương thích, những tưởng tượng mê tín, để hình thành những ý niệm chung, những xúc cảm hoạt năng, nâng lên thành một khoa học trực cảm về thế giới. Ta trở nên tự do trong sự tất yếu khi ta biến những thụ cảm trở thành hoạt năng, khi sự rung động ngoại tại trở thành sự tự-rung động của chính mình. An thời nhi xử thuận, ai lạc bất năng nhập dã[§§§§]. Deleuze nói rằng có hai dòng chảy trong Đạo đức học, cũng như ông đã viết hai quyển sách về Spinoza, quyển đầu tiên (Spinoza và vấn đề biểu hiện) triển khai trong một tổ chức chặt chẽ và kĩ thuật, một chuyển động thiên thể; quyển thứ hai (tức tác phẩm này) giải thích mạch ngầm, một vận động ziczac của các thể cách tồn tại, tức một môn tập tính học (éthologie) qua kinh nghiệm, thử nghiệm thực hành.

Có quá nhiều thứ không thể nói rõ trong trình bày vắn gọn của Deleuze về Spinoza. Bạn đọc cũng thấy rằng cả Deleuze lẫn Spinoza đều không dễ hiểu, điều này càng đúng hơn so với khả năng có hạn của chúng tôi, huống là những trải nghiệm sâu kín mà bản thân còn xa mới thấu tỏ. Hãy theo lời Deleuze, ta nhắm mắt và nhảy vào giữa tư tưởng Spinoza. Suy cho cùng, ta không rõ vì sao ta lại dạy và học được gì mới, vì ta chỉ biết được những gì mình đã biết[*****]. Và Luận ngữ chẳng đã khởi đầu với sự học cho bằng với niềm vui đó sao[†††††]. Người ta đã nói quá ít về niềm vui. Chính trong niềm vui và tình yêu mà đôi khi ta học được thứ gì đó bên cạnh, có thể tổ hợp các quan hệ của mình với một cơ thể khác, những dấu hiệu khác[‡‡‡‡‡]: học bơi, học nhạc, học suy tư. Và Deleuze cũng cho là quá ngạc nhiên khi cái hệ thống khái niệm tưởng như trừu tượng vô cùng ấy hóa ra lại được lĩnh hội bởi những người không chút liên quan đến triết học. Người ta trở thành Spinoziste lúc nào không hay[§§§§§].

Sài Gòn, 2022

Ấn bản đầu tiên của cuốn sách này xuất bản năm 1970, sau đó được Deleuze chỉnh sửa và thêm vào các chương III, V và VI cho bản cuối năm 1981 của Nhà xuất bản Editions de Minuit

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá KSHIB

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tri Thức
Ngày xuất bản2023-11-21 14:59:00
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU8910628726447
Liên kết: Gel tắm Mâm xôi chống lão hóa Raspberry Body Wash The Face Shop (300ml)