Sách Tư Tưởng Triết Học Của Trang Tử Trong Tác Phẩm Nam Hoa Kinh - NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật

Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Tôn giáo & Triết học || Sách Tư Tưởng Triết Học Của Trang Tử Trong Tác Phẩm Nam Hoa Kinh - NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Tư Tưởng Triết Học Của Trang Tử Trong Tác Phẩm Nam Hoa Kinh - NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật

Sách Tư Tưởng Triết Học Của Trang Tử Trong Tác Phẩm Nam Hoa Kinh

Tác giả: TS. Cung Thị Ngọc
Nhà xuất bản: NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Phát hành: NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Số trang: 220
Năm xuất bản: 2016

Triết học Trung Quốc là một trong những nền triết học có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, văn hóa của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Với mong muốn có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu, bạn đọc thêm nguồn tài liệu về tư tưởng triết học của Trang Tử, từ đó nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu, giảng dạy triết học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Tư tưởng triết học của Trang Tử trong tác phẩm Nam Hoa Kinh, do Tiến sĩ Cung Thị Ngọc biên soạn.

Trang Tử tên thật là Trang Chu, sinh ở đất Mông, thuộc nước Tống (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tư tưởng của Trang Chu ẩn trong những lời văn phóng khoáng chủ yếu viết bằng thể văn ngụ ngôn, ý tứ thâm thúy, đa nghĩa, đa sắc. Vì thế mà bao đời nay, mặc dù đã có nhiều người nghiên cứu tư tưởng của ông song vẫn còn nhiều nội dung chưa thể nắm bắt hết. Cuộc đời ông chính là “pho sách” sống, là biểu hiện sinh động của những tư tưởng mà trí tuệ thâm viễn, cao siêu của ông đã đúc kết. Tư tưởng Trang Tử dưới chế độ phong kiến tuy không được tôn sùng nơi cửa quan, triều nội nhưng lại được đón nhận rất tự nhiên bởi tâm hồn kẻ sĩ, bậc quan nhân lúc thất thế, u sầu.

Tư tưởng triết học Trang Tử nhìn từ tác phẩm Nam Hoa Kinh

Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người "thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn" để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội. Nhìn từ góc độ triết học, tư tưởng học hay văn học, Trang Tử hiện ra đều thấy được sự phong phú nổi trội trong cách thức biểu hiện: một Đạo gia "phóng nhiệm", "tài tử", "ngông" và đầy sáng tạo.

Đa số các học giả cho rằng bộ tác phẩm Trang Tử - Nam Hoa Kinh ra đời vào thời Chiến Quốc. Cũng theo Hán thư Nghệ văn chí của Ban Cố (32-92), bộ Trang Tử - Nam Hoa Kinh có 52 thiên, nhưng do thất truyền nên hiện nay chỉ con 33 thiên. Tuy nhiên, 33 thiên này không phải là bản gốc của bộ Trang Tử, mà còn chứa nhiều phần san định của các thế hệ sau. Bộ Trang Tử - Nam Hoa Kinh được chia làm phần: Nội thiên; Ngoại thiên và Tạp thiên. Trong đó, Nội thiên gồm 7 thiên; Ngoại thiên gồm 15 thiên; Tạp thiên gồm 11 thiên.

Sự gợi mở trong cách cảm nhận về học thuyết của ông khiến cho Nam Hoa Kinh giữ được khoảng trống sáng tạo cho nhiều thế hệ độc giả. Mạch văn của Trang Tử rất được giới văn nghệ sĩ ưa chuộng. Tư tưởng triết học của Trang Tử được thể hiện tập trung trong Nội thiên của tác phẩm Nam Hoa Kinh. Thông qua một hệ thống ngụ ngôn với những ngôn từ giàu hình tượng, Trang Tử đã thể hiện rất sinh động và khá hệ thống những quan niệm triết học của mình.

Dưới bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội, tư tưởng triết học của Trang Tử đã ra đời. Đây một mặt được coi là sản phẩm của thời đại, nhưng mặt khác Nam Hoa Kinh cũng là sự kết tinh trí tuệ, nét sáng tạo, độc đáo trong thế giới quan của Trang Tử.

Tư tưởng triết học Trang Tử được Việt hóa

Ngay từ những năm đầu công nguyên, các học thuyết triết học Trung Quốc trong đó có tư tưởng triết học Trang Tử đã du nhập và có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Khi mới được truyền hóa vào Việt Nam, tư tưởng Lão - Trang chưa thực sự có ảnh hưởng đến cuộc sống của người Việt. Trong thời kỳ đầu Bắc thuộc, Lão - Trang không có vai trò gì trên văn đàn chính trị và ảnh hương của nó đối với các nho sĩ Việt Nam còn rất mờ nhạt.

Qua quá trình được “Việt hóa”, tư tưởng Lão - Trang đã từng bước ảnh hưởng đến tư tưởng của người Việt. Trong việc tiếp thu tư tưởng Lão - Trang, người Việt đã chủ động sáng tạo tiếp thu những yếu tố hợp lý, vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của dân tộc mình. Một số ảnh hưởng tiêu biểu của tư tưởng Trang Tử ở Việt Nam được Tiến sĩ Cung Thị Ngọc phân tích trên các bình diện sau:

Trên bình diện tư tưởng và lối sống: Ban đầu, khi mới du nhập Việt Nam tư tưởng Lão - Trang không mấy được quan tâm, thậm chí xuất hiện hết sức mờ nhạt, vì lúc này Nho giáo đang được trọng dụng. Nhưng sau đó, với sự sáng tạo của người Việt, nhất là các nho sĩ thời đó, tư tưởng Lão - Trang được bộ phận giới văn nho tiếp nhận và dần lan rộng. Tư tưởng này đã giúp họ, khi gặp phải những hoàn cảnh bất trắc trên con đường công danh, có được sự cân bằng trong tư tưởng, tâm hồn và tạo lập một lối sống hài hòa, hữu ích, lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên, thời điểm đó, với đại đa số nhân dân do nhiều hoàn cảnh, nguyên nhân khác nhau nên sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang được thể hiện gián tiếp, không rõ nét.

Nhà Sách Thiên Vũ Trân Trọng Giới Thiệu!
Giá MBS
Liên kết: Son dưỡng mềm môi có màu Dr. Belmeur Advanced Cica Touch Lip Balm The Face Shop