Giới thiệu Sách - Tiền nhiều chẳng để làm gì
Tiền nhiều chẳng để làm gì
( Tặng postcard bốn mùa ngẫu nhiên )
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Heidemarie Schwermer
Ngày xuất bản: 01-2020
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 301
Nhà xuất bản: NXB Công Thương
Từ năm 1996 đến 2016, Heidemarie Schwermer sống mà không dùng đến tiền. Trước đây Shwermer từng là một giáo viên, bác sĩ tâm lý, rời khỏi cấu trúc xã hội hiện đại và dần dần sống với một sự tự do mới. Quyển sách này của bà không chỉ mô tả một cuộc đời tận hiến mà bà đã đã sống một cách mãnh liệt, nó còn gợi lên một sự suy ngẫm về các hệ giá trị của chúng ta và khích lệ thái độ dám đương đầu với những khuôn mẫu cũ mòn, để rồi từ đó bằng sự chung sức của xã hội hình thành lối sống ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn.
Cuốn sách được dịch sang tiếng Ý năm 2008 và bà đã nhận Giải thưởng Hòa Bình Tiziano Terzani.
Heidemarie Schwermer (1942-2016) sinh ra ở vùng lãnh thổ Memel phía Đông Phổ. Năm bà 2 tuổi gia đình bà phải di tản sang phía Tây vì chiến tranh. Bà theo học nghề Sư phạm, giảng dạy tại một trường tiểu học và trung học cơ sở tại Kiel và do không thực hiện được những ý tưởng sự phạm bà đã bỏ nghề này. Năm 1982 bà chuyển tới Luneburg, ở đó bà học tâm lý học và xã hội học, trở thành bác sĩ liệu pháp tâm gestalt và mở một phòng mạch riêng tại Dortmund. Năm 1994 bà mở trung tâm Cho và Nhận, 2 năm sau bà tặng đi di sản của mình., sống mà không cần tiền với nhiều từ bỏ khác cho đến cuối đời.
Trích đoạn sách:
Ý tưởng được lan truyền
Vào một buổi sáng, tôi nghe trên đài bản tin về một câu lạc bộ trao đổi tại một ngôi làng ở Canada. Câu lạc bộ này ra đời sau khi nhà máy duy nhất tại địa phương mang lại việc làm cho hầu như tất cả các gia đình bị vỡ nợ. Để đảm bảo cuộc sống, người dân nơi đây đã tập họp lại và phát triển mô hình này, dù đơn giản nhưng có vẻ nó đã phát huy được hiệu quả: Mỗi người đưa những khả năng riêng của mình vào một “cái bình” tưởng tượng để tất cả những người khác có thể sử dụng. Theo phương châm “ai cũng có thể làm một việc gì đó mà không phải ai cũng làm được”, một loạt những “sản phẩm” đa dạng xuất hiện: làm mộc, làm vườn, xây dựng, tẩm quất, cắt tóc, làm bánh, trông trẻ, sửa chữa ô tô – tất cả những gì ở trong “bình” được tập hợp lại và phân chia. Ai muốn lấy một những “sản phẩm” được chào hàng thì phải đăng ký tại điểm tập kết chung. Không được thanh toán bằng tiền như thông thường mà các “khoản nợ” của mỗi người sẽ được cân đối bằng “số dư” của họ từ việc đóng góp khả năng của cá nhân họ
Bản tin cũng đưa ra một số ví dụ để làm rõ nguyên tắc hoạt động: Một người đàn ông sửa ô tô cho chị hàng xóm. Khi làm việc đó, anh ta nhận được năm tiếng đồng hồ vào tài khoản “Có” của mình. Khi anh ta, ví dụ như, muốn tu sửa căn hộ của mình, anh ta sẽ nhận sự giúp đỡ từ những người có thể dán giấy dán tường, trải thảm, Qua đó số dư của anh ta giảm đi. Trong khi đó chị, hàng xóm có ô tô lại giảm tài khoản “Nợ” bằng cách trông trẻ cho những người khác cùng làng.
Ngay lập tức cách làm trên hấp dẫn tôi. Bởi vì, bên cạnh thực tế là ở đây, những điều cần thiết cho cuộc sống có thể được thực hiện mà không cần đến chi phí tài chính, tôi còn nhận thấy rằng một mô hình ra đời do tình cảnh khó khăn đã đột nhiên tạo nên một lối sống nương tựa vào nhau. Lượng thời gian trước đây được dùng cho công việc đều đều trong nhà máy bây giờ được dùng cho mối quan hệ với những người khác cùng làng. Một mũi tên trúng hai đích, tôi nghĩ thế và lấy làm thích thú. Đó có thể là giải pháp mà tôi đã tìm kiếm rất lâu rồi. Một cơ hội khả thi để tìm kiếm một giải pháp nhân văn cho vấn đề nghèo khổ và cô lập.
Tôi hào hứng kể cho mấy cô bạn về mô hình bên Canada, họ cũng hào hứng chẳng kém gì tôi về ý tưởng xoay sở sống mà không cần đến tiền. Đương nhiên một vài người phản bác rằng có lẽ mô hình đó chỉ có thể áp dụng ở nông thôn, nơi mọi người dù thế nào đi nữa cũng biết nhau rõ hơn so với ở những thành phố lớn. Có thể họ có lý, nhưng sự hoài nghi của họ không ngăn cản được tôi bắt đầu lên kế hoạch thành lập câu lạc bộ trao đổi. Đầu tiên, ít ra là theo cách hiểu của tôi, phải thu hút sự chú ý của cộng đồng đối với kế hoạch của tôi. Vì thế tôi viết thông cáo báo chí với nội dung đại thể như sau:
Giá USA