Giới thiệu Sách - Hoàng Đế Nội Kinh – Tập 6
"Hoàng Đế Nội Kinh – Tập 6
Công ty phát hành: Thái Hà.
Tác giả: Chơn Nguyên.
Số trang: 173 trang.
Loại bìa: Bìa cứng.
Khổ: 21 x 29.5 cm.
Nhà xuất bản: Lao Động.
Năm phát hành :2018
Hoàng Đế nội kinh là tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim. Thế nhưng, số người hiểu rõ và hiểu sâu những giá trị thâm thúy của tác phẩm này thì lại rất ít. Một công trình dịch thuật và bình giảng có quy mô luôn là niềm mong đợi của những nhà nghiên cứu y học Đông phương trong quá trình khám chữa bệnh và giảng dạy.
Hiểu rõ điều đó, sau thời gian dài tìm kiếm phần thất lạc, chỉnh sửa khó khăn, nhờ sự động viên hỗ trợ cả công sức, tài lực, vật lực quí báu từ các môn sinh của lớp Văn Hiến Y Đạo do cố Hòa thượng Thích Minh Thiền sáng lập. Nay soạn giả Chơn Nguyên đã hoàn thành quyển sách và đưa ra xuất bản. Sách gồm 9 quyển, trong đó có 81 thiên, trong mỗi thiên được chia ra làm nhiều đoạn. Mỗi đoạn trong các thiên đều trình bày theo hệ thống: Phiên âm – Dịch nghĩa – Chú thích – Bình giải.
Sau khi ra mắt 5 tập đầu tiên, trong tháng 7/2019 này doạn giả Chơn Nguyên tiếp tục gửi tới bạn đọc cuốn sách 6. Khởi đầu quyển 6 từ Thiên 46 là Bệnh Năng (hình tướng và diễn biến của các bệnh) => Thiên 47 là Kỳ Bệnh Luận (nói về các chứng bệnh lạ) => Thiên 48 là Đại Kỳ Luận (cũng nói về các bệnh lạ nhưng mở rộng ra đến những chứng bệnh hoàn toàn khác lạ) => Thiên 49 là Mạch Giải (nói về các bệnh xuất phát từ ngũ hành, lục khí, mùa màng thuận nghịch, âm dương tác động vào trong kinh mạch để hình thành và diễn tiến căn bệnh. Khi biết các điều kiện trên thì thầy thuốc có thể nhìn ngoài sẽ biết nơi trú ngụ của bệnh bên trong, cách diễn tiến các bước, để có thể dễ dàng cho việc chữa trị. Đó cũng là những mô hình, đầu mối khám phá, đặc điểm của nền y học xưa cổ, để đối phó và chữa trị bệnh cho nhân loại từ nhiều ngàn năm trước).
Trong suốt bốn thiên đó mỗi thiên đều có nhiều phân đoạn nhỏ, trình bày rõ ràng các loại bệnh khởi phát như thế nào, xảy ra vào những tháng mùa nào, mạch chứng, y lý, từ kinh nào tác động vào kinh nào để xảy ra trầm trọng ra sao và phương pháp chữa trị thế nào, rõ ràng như chúng ta xòe một bàn tay nhìn rõ chỉ tay ra sao. Tuy không có máy móc thiết bị xét nghiệm, siêu âm, cắt lớp, mà cũng vẫn đầy đủ cho một vị Lương y thao tác mà không bị rối rắm, mù mờ. Và trường hợp nào không thể chữa được sẽ đưa đến thời gian chết cũng chính xác với lý do của nó. Còn một điều đáng lưu ý nữa là:
Cổ nhân xem bệnh tật dù nặng đến đâu cũng chỉ là một sự mất quân bình trên cơ thể sống và chữa trị chẳng qua cũng chỉ là tìm cách đưa đến sự bình thường trở lại mà thôi, chứ không có quan điểm phải tiêu diệt, cắt bỏ hay sát phạt như quan điểm của người đời nay.
Về Dược, những loại thuốc để chữa trị không cần phải bào chế quá quy mô để rồi phải tách bỏ bớt sự cân bằng của dược liệu. Cách sử dụng rất đơn sơ, chất lượng nguyên thủy theo tính chất sinh hoạt hằng ngày của nó mượn dẫn vào trong nơi có bệnh cho phù hợp là được, như thế mới không bị do vọng động để rồi phải lưu lại hậu quả “hết bệnh này, đổi lại phát sinh bệnh khác” như y học hiện nay.
Tôi thiết nghĩ đây chính là con người biết trở lại nội tâm, sống hòa hợp với thiên nhiên vạn vật chung quanh, để có thể cảm nhận đầy đủ một con người lúc thường cũng như lúc biến, và lúc không còn có thể duy trì sự sống nữa. Nói như thế không phải phủ nhận, bác bỏ công lao sáng tạo máy móc thiết bị văn minh của ngành tân y học. Máy móc thiết bị tự nó không có lỗi gì, lỗi là do con người bị lệ thuộc vào nó mà trở nên lười biếng suy nghĩ, lười biếng tự chủ bản thân trước khi quyết định một vấn đề. Từ đây suy ra, có thể nào nền tân y học hiện đại nếu biết cải tiến, biết sử dụng triết lý y học cổ truyền, thì chính là một cầu nối giữa xưa sau. Chính là phúc lớn cho nhân loại sau này!
Giá BFT