Giới thiệu Sách - Chuyện Lính Tây Nam
Chuyện Lính Tây Nam
Gần 5 năm từ 1978 đến 1983 được gói gọn lại trong 300 trang sách chia thành 120 đoản khúc mô tả sự thực đã xảy ra ở chiến trường Tây Nam, một sự thật trần trụi “Nó không chỉ có anh dũng lao lên mà đó còn là cuộc sống hiện tại của người lính chiến vào những năm đầu những năm 1980”. Chuyện lính Tây Nam cho thấy sự khốc liệt, nghiệt ngã tới mức như trò đùa của chiến tranh. Sự sống và cái chết quá mong manh. Cái chết rình rập, bám theo từng bước chân người lính, ẩn nấp trong từng gốc cây, ngọn cỏ. Nhiều khi không chết bởi họng súng địch bên kia chiến hào, mà chết dần chết mòn bởi ma thiêng nước độc, với những hầm chông, bãi mìn câm lặng. Nhưng trong khói lửa chiến tranh chết chóc, dưới ngòi bút của một tay bút nghiệp dư, một người “không phải là nhà văn nhà báo” từng tham gia quân ngũ 40 năm trước, thiên nhiên đất nước Chùa Tháp vẫn hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ, vừa bí ẩn hiểm độ.
TRÍCH ĐOẠN:
1. Các đơn vị nổi lửa nấu cơm chiều ven sông. Đôi bờ tối bập bùng những bếp lửa lính kéo dài xa hút trong sương, ngó thấy ấm lòng. Những đống lửa chiều hôm ở bến sông xa khiến tôi nhớ bếp ấm quê nhà. Trong nỗi nhớ có riêng thêm một niềm kiêu hãnh ngấm ngầm của người lính vừa đánh thắng.
2. Thằng Hải cụt dưỡng thương xong mới về đơn vị. Nó chưa kịp nhận nhiệm vụ thì đêm đó, con chuột chúa đầu đàn, ngửi thấy mùi da non chỗ ngón chân cái cụt, táp ngay một miếng. Nó kêu ré lên, máu phun đẫm ướt vạt mùng. Hôm sau tiểu đoàn lại cho đi viện tiếp
3. Nhưng muộn mất rồi, đến gần phum Tà-chét anh Hải tắt thở. Một thằng nào đó bỗng hộc lên chửi đ rồi chĩa súng lên trời kéo một điểm xạ dài, tụi khác bắn theo đoang đoác. Tiểu liên rống lên bầy đàn uất hận, như vừa bị vả trộm một cái hộc máu mồm nhưng không biết thằng vả mình là đứa nào. Chòm Tua Rua hạ xuống sát đỉnh cây xoải mút. Đã quá nửa đêm lâu rồi mà không thằng nào chịu ngủ.
_________--------________
Công ty phát hành Sống (ALPHABOOKS)
Tác giả Trung Sỹ
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 300
Ngày xuất bản 09- 2020
Kích thước 15 x 23 cm
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học
Giá cbETH