Sách - Chọn Một Con Đường - Thích Giác Viên - Thái hà

Tác giả: Thích Giác Viên | Xem thêm các tác phẩm Triết Học của Thích Giác Viên
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Tôn giáo & Triết học || Sách - Chọn Một Con Đường - Thích Giác Viên - Thái hà
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Chọn Một Con Đường - Thích Giác Viên - Thái hà

"Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Thượng Tọa Thích Giác Viên
Nhà xuất bản: NXB Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 173

Giới thiệu sách:
“Chọn một con đường” cuốn sách của Thượng tọa Thích Giác Viên gửi đến quý Phật tử, quý đại chúng nhân ngày Tiếp nối của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thượng tọa Giác Viên được Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh truyền đăng năm 1996 trong địa giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau:

Giác tính sang giàu mỗi phút giây
Viên đăng thắp sáng cả đêm ngày
Sen hồng tịnh độ trong tay nắm
Thanh nhàn ngày tháng bạch vân bay
---
Theo dõi hơi thở, vào biết vào, ra biết ra, là chánh niệm có mặt. Lúc đi, mình để ý thở vào bước được bao nhiêu bước, thở ra bước được bao nhiêu bước. Thở tự nhiên, không điều khiển hơi thở cố làm cho nó dài ra hay ngắn lại. Đây là thực tập kết hợp hơi thở với
bước chân. Có người còn cảm được sự xúc chạm giữa bàn chân và mặt đất. Bước trên đất cát khác với bước trên sỏi, sạn... Nhưng có người thấy nhiều thứ quá nên lúng túng hay căng thẳng, thì chỉ chọn một đối tượng là sự xúc chạm của bàn chân với mặt đất mà thôi,
là đi thì biết mình đi, thong thả, buông thư, biết rõ. Thực tập cách này, người ta gọi là để tâm ở bàn chân. Bàn chân đang xúc chạm mặt đất, tâm biết sự xúc chạm là cái đang xảy ra, thực tập này gọi là chánh niệm tiếp xúc với cái hiện tại đang có.
Có những việc làm đòi hỏi sự an toàn cao, như lái xe, bưng nồi nước sôi..., nếu chưa quen thực tập, thì nên chọn một đối tượng trong lúc làm việc ấy như quan sát không gian trước mặt mà thôi. Tuy vậy, thực tế mà nhìn, thì một lúc thường có rất nhiều đối tượng xuất
hiện và ta cần tiếp xúc để hành động thích ứng. Do vậy, những lúc đang ở hoàn cảnh dễ thực tập, như ngồi trên xe đang chạy, ta khỏi phải chú ý gì đặc biệt, thì ta theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra rõ ràng, và nhìn cây cảnh trước mặt. Nhìn được gì thì tuỳ, cứ theo dõi hơi
thở cho sâu sắc, thảnh thơi. Hằng ngày có rất nhiều cơ hội ta có được may mắn này, thì nên tập thở như thế.
Lâu ngày quen, thở giỏi rồi thì trong đời sống khi đối diện với nhiều đối tượng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, ta nhờ theo dõi hơi thở mà thưởng thức được sự quý giá, đẹp đẽ của các đối tượng ấy, đồng thời biết cách ứng xử thích hợp để luôn có an toàn, hạnh phúc, tự chủ, tự do. Nhất là những lúc phải đối diện với tình huống khó khăn, như nỗi khổ niềm vui quá lớn (cảm thọ), cơn giận bộc phát như núi lửa (tâm hành) hay tiếng sét ái tình (nhận thức, tri giác) thì nhờ thuần thục hơi thở chánh niệm, ta có đủ năng lượng mà ứng xử trầm tĩnh, có chủ quyền trong giây phút hiện tại, không bị đối tượng nhấn chìm xuống hay thổi tung lên. Vì hơi thở có đó cho ta suốt ngày đêm, cho nên thở để có chánh niệm, biết đang thở vào hay đang thở ra là một thực tập rất cần thiết.
Hơi thở là duyên khởi, vô thường, vô ngã. Chánh niệm là duyên khởi, vô thường, vô ngã. Tác động để chánh niệm tiếp xúc với hơi thở bằng ý thức biết đang thở vào hay đang thở ra là chúng ta đang thực tập duyên khởi, vô ngã, vô thường."
Giá BRIT
Liên kết: [-7 độ C] Kem chống nắng mát lạnh Natural Sun Ice Air Puff Sun SPF50+ PA++++ (100ml)