Giới thiệu Sách - Cây Thuốc Việt Nam Trồng Hái Chế Biến Trị Bệnh Ban Đầu (bìa cứng) - Tác giả Lương Y Lê Trần Đức
Sách - Cây Thuốc Việt Nam Trồng Hái Chế Biến Trị Bệnh Ban Đầu (bìa cứng)
Công ty phát hành Nhà Sách Minh Thắng
Tác Giả Lương Y Lê Trần Đức
Loại bìa Bìa cứng
Số trang 1128
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Dân Trí
Trọng lượng 3000g
Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu (bìa cứng)
Tác phẩm này trước đây đã in thành bốn tập trong các năm 1983 đến 1988 với tên “Trồng hái và dùng cây thuốc”. Nay sách được bổ sung thành trên 830 cây thuốc chính và phụ, thêm 70 loại dược liệu động vật và khoáng chất, xếp thành 25 mục theo công năng chủ trị, có kèm theo bảng tra cây thuốc, vị thuốc và bản hướng dẫn cách tìm vị thuốc, phương thuốc đối với một số bệnh thường gặp.
Các mục dược liệu gồm:
A. Thuốc giải cảm (biểu) cho ra mồ hôi 34 cây chính
B. Thuốc thanh nhiệt, bớt nóng khát, tiêu viêm 79 cây chính
C. Thuốc chống lạnh, tăng sức nóng 19 cây chính
D. Thuốc khai khiếu thông quan, gây nôn giải độc 21 cây chính
Đ. Thuốc tiêu đờm, trị ho hen 45 cây chính
E. Thuốc chữa phong nhiệt đau mắt 13 cây chính
G. Thuốc mát máu, cầm máu, tiêu sưng giải độc 56 cây chính
H. Thuốc điều khí, tiêu tích trệ 60 cây chính
I. Thuốc lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng 43 cây chính
K. Thuốc thông đại tiện, nhuận tràng 37 cây chính
L. Thuốc thu sáp, cầm ỉa, ngừng nôn nấc 21 cây chính
M. Thuốc sát trùng, trị lỵ, trừ giun 32 cây chính
N. Thuốc thông huyết mạch, điều kinh, tan kết tụ 28 cây chính
O. Thuốc trị bạch đới, di tinh, đái đục 31 cây chính
P. Thuốc an thần, thêm tân dịch 27 cây chính
Q. Thuốc bổ âm, làm mát dịu 27 cây chính
R. Thuốc bổ huyết dưỡng âm 17 cây chính
S. Thuốc bổ khí trợ dương 34 cây chính
T. Thuốc trị phong thấp, đau mỏi, bại liệt 58 cây chính
U. Thuốc trị bệnh ngoài da 36 cây chính
V. Thuốc trị ngoại thương 48 cây chính
X. Cây thuốc có độc và cây thuốc đặc biệt 41 cây chính
Y. Các nguồn dược liệu khác 75 loại.
Với mỗi cây thuốc, tác giả giới thiệu tên gọi chính, tên gọi của các dân tộc địa phương, tên khoa học; mô tả hình thái (có hình vẽ); cách trồng trọt, thu hái, chế biến và sử dụng trên lâm sàng trị bệnh; ngoài ra còn nêu công dụng về dinh dưỡng, về ăn uống, về phục vụ đời sống và sản xuất.
Phần cuối sách có mục giới thiệu về một số vị thuốc chế sẵn hay công thức thuốc tiện dùng cho y tế cơ sở, có mục hướng dẫn việc chữa bệnh ở gia đình với thuốc sẵn có, hay phương thuốc lập thành và cuối sách có Phụ lục bảng tra toàn bộ cây thuốc, vị thuốc đã viết trong sách.
Giá SPELL