LỜI THƯA Trong cuốn sách đầu tay “Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa”, NXB Văn hóa Sài Gòn 2006 (giải khuyến khích – giải thưởng Sách hay Việt Nam năm 2007, tái bản lần 1, NXB Thời Đại 2011)...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Bộ sưu tập Cổ Vật Trung Hoa

LỜI THƯA
Trong cuốn sách đầu tay “Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa”, NXB Văn hóa Sài Gòn 2006 (giải khuyến khích – giải thưởng Sách hay Việt Nam năm 2007, tái bản lần 1, NXB Thời Đại 2011) trong phần Lời nói đầu, chúng tôi đưa ra ý kiến:
“…Nước ta ở ngay phía Nam Trung Hoa, muộn nhất vào thời Hậu Lê thuyền bè các quốc gia lân cận đã tấp nập thả neo tại thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) mua những sản phẩm gốm tráng men được trang trí hoa văn, hình họa bằng men lam hay ngũ sắc của lò gốm Chu Đậu (Hải Dương), sau đó giong buồm vượt Biển Đông, để rồi có những con thuyền gặp phải bão tố gửi xác ngoài khơi như ở Cù Lao Chàm… Dù vậy nhưng thời xưa người Việt Nam cũng đặt các lò gốm sứ Trung Hoa làm ra những món đồ thiết kế sẵn mang về nước sử dụng. Chẳng phải vì nước ta thiếu những bàn tay tài hoa, mà đơn giản rằng không được thiên nhiên hào phóng ban cho những mỏ Kaolin tốt nhất hoàn cầu như ở Giang Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến …. không có những khoáng chất để chế ra những men màu tuyệt hảo. Rừng nhiệt đới không có những giống cây phong nào đó khi đốt cháy cho ra nhiệt độ thích hợp “hỏa biến” ra những sản phẩm được người phương Tây gọi là “Porcelain”…
Mọi người đều biết, trong số các sản phẩm văn hóa của nhân loại thì cổ vật Trung Hoa được cư dân sinh sống ở khắp các châu lục săn tìm sưu tập là nhiều nhất. Bởi vì chúng được đẽo gọt chạm khắc hay vuốt nặn. mài giũa từ những nguyên vật liệu tốt nhất, được vẽ vời trang trí bởi bàn tay các nghệ nhân của xứ sở vốn dĩ được mệnh danh là “quốc họa”.
Hơn nửa thế kỷ nay, các hãng danh tiếng như Christie’s, Sotheby’s, sau này là Beijing Cheng Xuan (B.C) Beijing Hanhai (B.H) của Trung Quốc, hay Hong Kong China Guardian (HGD), China Guardian (GD) của Hồng Kông… thậm chí ở Nhật Bản cũng có Tokyo Chuo Auction (TCA) … tóm lại là tính đến 2019 đã có tới hơn 50 hãng đấu giá có uy tín, đóng bản doanh nhiều nhất ở Trung Quốc, rồi mới đến châu Âu, Hoa Kỳ luôn dư dả kinh phí trả lương cho hàng trăm nhân viên đủ loại quốc tịch, hằng tuần, hằng tháng thay phiên nhau gõ búa bán đấu giá cổ vật Trung Hoa mà đa phần là đồ gốm sứ các loại…

Một là : Vài chục năm qua kinh tế Trung Quốc và các vùng đất vừa nêu phát triển rất mạnh, thu nhập cá nhân tăng cao, dù không ít cư dân có tâm lý vọng ngoại thích cư ngụ ở các nước phương Tây, nhưng ý thức dân tộc của họ vẫn bền bỉ tồn tại nên ngày càng nhiều người chú tâm mua về những cổ vật xuất xứ từ quê hương họ. Bằng chứng về ý thức ấy là cho đến nay, ngay tại Hoa Kỳ vẫn còn những “Khu phố Tàu”, những bang hội như “Bang Quảng Đông”, “Bang Phúc Kiến”, “Bang Triều Châu” và ở đó, đa số người cao tuổi sử dụng ngôn ngữ do ông cha để lại, coi nhẹ ngôn ngữ bản địa, lớp trẻ hơn dù phải hòa nhập vào cộng đồng hợp chủng nhưng vẫn tìm về chữ viết của tổ tiên. Đó là chưa nói đến vấn đề thuộc phạm trù tâm lý xã hội, khi cuộc sống càng no đủ càng dễ bị lôi cuốn hưởng thụ mỹ thuật, đồng thời thúc đẩy người đam mê đi sâu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa cũng như về trình độ sáng tạo của người xưa mà cổ vật thì tích tụ những nội dung này nhiều nhất.

Hai là: Cũng vài chục năm trở lại đây Nhà nước Trung Quốc thực thi chính sách cổ vũ những nhà sưu tập tư nhân. Nhiều bảo tàng tư nhân được thành lập, kết hợp với bảo tàng nhà nước trưng bày giới thiệu, tôn vinh các cổ vật do cha ông họ để lại. Rất có thể những hành xử nêu trên là do người Trung Quốc đã thấm thía nỗi đau vô vàn cổ vật của họ chỉ trong thời gian ngắn, non hai trăm năm, đã bị hủy hoại hoặc phiêu dạt phương xa, một phần nhỏ do thiên tai, phần còn lại do ý thức con người. Có 3 dẫn chứng : 1- Cuộc chiến tranh nha phiến khởi đầu vào 1831, liền đó là Hồng Tú Toàn với vài chục vạn quân “Thái Bình thiên quốc” công phá cố đô Nam Kinh năm 1853, rồi “Bát quốc liên quân” xúm đánh Trung Quốc năm 1901 hay thảm sát Nam Kinh năm 1937 do phát xít Nhật…. là cơ hội cho người nước ngoài (và cả người Trung Quốc) cướp bóc phá phách cổ vật. 2- Tưởng Giới Thạch (1887 – 1975) đã thực hiện nhanh chóng gọn gàng và chỉnh chu đại kế hoạch lấy đi từ lục địa một khối lượng cổ vật khổng lồ với đủ mọi loại hình, đủ mọi niên đại tạo tác đưa sang Đài Loan trước ngày nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời không lâu.3- Vào những năm 1960 hàng vạn “Hồng vệ binh” thẳng tay đập phá nhiều sản phẩm văn hóa, trong đó có cổ vật sau khi chụp lên đầu chúng tội danh “tàn tích phong kiến để lại” trong giai đoạn Đại cách mạng văn hóa.
“…Nước ta ở ngay phía Nam Trung Hoa…”, nhưng khác với người một số nước khác là chưa bao giờ tham gia vào những cuộc vơ vét cổ vật Trung Hoa như họ, mà trái lại đã có nhiều thế hệ sưu tầm và khảo cứu loại hình văn hóa này và Vương Hồng Sển (1902 – 1996) là một điển hình. Chẳng những thế, vào những năm 1960 người Hà Nội còn chứng kiến nhiều cổ vật Trung Hoa tránh sự “truy sát” của “Hồng vệ binh” đã “trốn chạy” sang ta, góp mặt cùng với một số lượng lớn vốn dĩ đã “di cư” trước đó sang ta do giao lưu văn hóa, kinh tế Việt - Trung từ bao đời để bây giờ…. yên ổn nằm chờ ở các tiệm buôn ở Phố Huế, phố Hàng Khay, Hàng Cân hay Đường Nam Bộ (tên cũ từ 1958 về trước là Phố Hàng Lọng)…
Thì ra Việt Nam chính là nơi trú ngụ an toàn của cổ vật của nước láng giềng phương Bắc.
Hành xử rất đáng tôn vinh của nhiều thế hệ người Việt như kể trên có nguyên ủy là người nước ta trình độ thẩm mỹ cao, văn hóa nước ta có một số nét tương đồng với văn hóa Trung Quốc. Chính điều này giải thích cho thắc mắc, tại sao cũng là quốc gia láng giềng nhưng người Triều Tiên, Mông Cổ hay Nga, Miến Điện, Thái Lan, Lào cảm thụ cái đẹp của cổ vật Trung Hoa không sâu sắc bằng người Việt Nam. Và như vừa nói, nét tương đồng văn hóa rõ ràng nhất là chúng ta dùng chữ viết theo ngữ hệ Latin cả trăm năm nay, nhưng đến bây giờ tiếng Việt vẫn còn tới hơn 60% từ tố gốc Hán. Một vấn đề nữa cần phải nhắc tới là người Việt luôn luôn có tư duy khách quan, coi cổ vật Trung Hoa là kết quả sáng tạo của lao động nên biết trân trọng và giữ gìn chúng.


Thọ giáo nhà văn hóa Vương Hồng Sển vài năm, rồi được chính sách sáng suốt của Nhà nước soi rọi mở đường qua sự việc vào cuối những năm 1980 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về xã hội hóa công tác bảo tồn bảo tàng, chúng tôi bắt đầu sưu tập rồi sau đó khảo cứu cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa (còn gọi là đồ sứ Bleus de Hue hay Đồ sứ ký kiểu) tức dòng đồ sứ men xanh trắng (Bleus and White). Dần dà, song song với tiến trình này bắt đầu lưu tâm đến cổ vật Trung Hoa, chủ yếu là đồ sứ.

Có được một số hiện vật trong tay, lắng nghe giảng giải của một số nhà sưu tập lâu năm và của cả những chủ tiệm buôn đồ cổ trong nước, nhưng nhiều khi nao núng trước hỗn mang những chỉ dẫn có ý khẳng định, như : Đồ sứ cổ cung đình của Trung Quốc tuyệt đối không được có tỳ vết, chữ viết trên món đồ phải đẹp, hay ở Việt Nam không thể có cổ vật ngự dụng của các hoàng đế Trung Hoa chẳng hạn… Đúng lúc đang phân vân nghi ngại, chúng tôi may mắn gặp được người Thầy đúng nghĩa, khởi đầu vào năm 2002 với cuốn sách tựa đề : Chinese Arts Auctions records 2002 (Các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đã được bán đấu giá (năm 2001) sách ấn hành năm 2002) trong đó có vài trăm hình ảnh cổ vật, đặc biệt là dưới mỗi một đều có ghi chú cụ thể về chủng loại, chất liệu, kích thước, niên đại, giải đáp cho câu hỏi đâu là cổ vật cung đình, hoặc tại sao nhiều người trên thế giới bị mê hoặc bởi nghệ thuật phối màu trên đồ sứ tráng nhiều men màu đến thế. Chi tiết hơn nữa: sau khi nhập khẩu nhiều loại men “dương thái” (tức men màu phương Tây) suốt trọn thế kỷ XVIII qua các triều vua Khang Hy - Ung Chính - Càn Long, các lò sứ Trung Hoa đã cải tiến rồi hoàn thiện dần kỹ thuật “hỏa biến” các sản phẩm gốm sứ trong lò nung như thế nào. (xem mục B : Tài liệu tham khảo và đối chiếu)

Dưới đây là bộ sưu tập cổ vật Trung Hoa bằng các chất liệu khác nhau. Đa phần trong số này là đồ sứ và trong nhóm đồ sứ thì dòng đồ tráng men xanh, trắng chiếm số lượng ít ỏi. Bởi như đã nói, vào cuối những năm 1980, 1990 từng có dịp sưu tập và khảo cứu đồ sứ Bleus de Hue, nên về sau do sở thích cá nhân đã chú trọng sưu tập đồ sứ vẽ nhiều men màu khác nhau, hoặc là đồ độc sắc để được học hỏi thêm. Mặt khác cũng đã tham khảo một số ấn phẩm như: “Đồ sứ vẽ men màu đời Càn Long” hay “Tuyển tập các đồ sứ cung đình”… do Đài Loan ấn hành các năm 2011, 2014, hoặc cuốn “Các Hoàng đế và đồ sứ cung đình” do Trung Quốc ấn hành năm 2011 và một số tài liệu khác (Xem mục B). Dựa vào các ấn phẩm kể trên, chúng tôi đem từng món đồ mình có, so sánh, đối chiếu với các tiêu bản hiện vật có ở trong đó. Và cũng đối chiếu với ngay cả các hiện vật mình được mục kích tại một số bảo tàng ở Bắc Kinh hay bảo tàng Hà Nội , Tp. Hồ Chí Minh để xác định niên đại của chúng. Ngoài ra cũng hết sức thận trọng khi đưa ra ý kiến xác định giá trị và đẳng cấp một số cổ vật đặc biệt của bộ sưu tập giới thiệu với độc giả trong cuốn sách này.
Mong được góp ý.
Xin cảm ơn.
Tháng 09 năm 2020
Phạm Hy Tùng

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá PEPECHAIN

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Hồng Đức
Ngày xuất bản2020-09-18 18:24:26
Loại bìaBìa mềm
Số trang227
Nhà xuất bảnnxb hong duc
SKU7286998247829
Liên kết: Mascara lông mày thuần chay lâu trôi chống nước Ink Brow Longwear Cara fgmt