Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Ảnh Hưởng Khổng Giáo Ở Nước Ta
Tác giả: Phan Khôi
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 412 trang
Năm xuất bản: 2018
Phan Khôi (1887-1959) là một trong những tên tuổi lớn của báo chí, văn học và tư tưởng Việt Nam thế kỷ XX. Di sản trứ tác của ông, sau hơn nửa thế kỷ, được phát hiện và khám phá trở lại, dần dần bộc lộ những giá trị đáng kể, không phải những giá trị chỉ còn ý nghĩa lịch sử, mà cả những phương diện giá trị chưa hề bị lịch sử vượt qua.
Người viết những dòng này đã có may mắn can dự việc tìm lại, giới thiệu lại những trứ tác từng bị chìm lấp của tác gia Phan Khôi. Công việc tìm lại toàn bộ những tác phẩm Phan Khôi từng đăng báo, in sách, – hiện vẫn còn chưa hoàn tất. Tuy vậy, thiết nghĩ vẫn cần soạn những sưu tập chuyên đề nhằm giới thiệu lại với công chúng rộng từng phương diện tư tưởng của di sản trứ tác Phan Khôi.
Ở tập sách bạn đọc đang cầm trên tay, tôi chọn ra một số bài viết của Phan Khôi xung quanh một trong những đề tài thường trực của ngòi bút ông: bàn luận về Khổng giáo (tức Nho giáo), vạch ra và phê phán những ảnh hưởng mang tính kìm hãm phát triển của nó đối với cơ cấu xã hội, đời sống tinh thần của con người Việt Nam, từ xa xưa đến thế kỷ XX. Người ta biết, Phan Khôi sinh ra trong gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng, bản thân Phan Khôi được học hành bài bản trong Nho học, được truyền thụ, đồng thờicũng tự đào luyện, để có kiến văn vững chắc không chỉ về Nho học, Hán học mà còn cả về Trung Hoa học nói chung.
Nhưng một vài sự cố xảy ra ở ngay đoạn đầu con đường tiến thân của nho sinh này – đỗ không đủ mức để được bổ làm quan, lại tham gia hoạt động duy tân cùng các bậc đàn anh đến mức can án “quốc sự” – đã đóng sập cánh cửa khoa mục truyền thống trước mặt nho sinh Phan Khôi, buộc ông phải tìm đường sống khác.
Lớn lên ở thời đại mà luồng sóng Âu hóa từ phương Tây lan tỏa mạnh mẽ sang phương Đông, Phan Khôi đã tìm đọc “tân thư” từ Trung Hoa và Nhật Bản, qua đó nhận chân những ưu việt của văn minh Âu Mỹ, nhận ra rằng con đường thay đổi xã hội Đông Á cổ truyền, trong đó có xã hội Việt Nam của mình, chỉ có thể là canh tân theo văn minh phương Tây. Bởi, như ông thấy rõ, đó chính là giai đoạn phát triển cao hơn, tiến bộ hơn, ưu việt hơn, của xã hội loài người, chứ không phải là sự khác biệt về loại hình xã hội, so với các xã hội vùng Đông Á.
Bản thân Phan Khôi từng là chí sĩ của phong trào Duy tân và vì thế đã từng lâm vòng tù tội. Về sau, Phan Khôi không hoạt động như một chí sĩ nữa mà chuyển mình hoàn toàn sang vai trò một người viết báo, một nhà ngôn luận, một trí giả dân sự, sống hoàn toàn trong thân phận một thường dân, lấy viết văn viết báo là một nghề tự nuôi sống, cũng lại lấy báo chí làm môi trường vận động khai sáng đồng bào mình theo hướng canh tân. Phong cách trí giả dân sự thấm sâu vào tư tưởng và văn phong Phan Khôi; ông từng tự coi mình là “viên tiểu tướng của đạo quân bình dân tư tưởng”; không bao giờ ông sa vào lối viết quan phương hãnh tiến; bao giờ ông cũng viết trong giọng dân dã mặn mòi, đôi khi hơi đậm phong vị phương ngữ Đàng Trong, phương ngữ xứ Quảng.
Một trong những trở ngại lớn lao trên con đường canh tân xứ sở, Phan Khôi nhận ra, chính là di sản Nho giáo mà người xứ mình đã tiếp nhận và áp dụng ngót ngàn năm nay. Vấn đề khắc phục di sản này, theo Phan Khôi, không phải là tìm cách xóa bỏ nó – sự xóa bỏ này, một cách nghịch lý, đã được thực hiện phần lớn bởi chính nền cai trị thực dân của người Pháp – mà chính là nhận ra bản lai diện mục của Khổng giáo, đánh dấu để loại bỏ những nguyên lý và yếu tố đã lỗi thời, giữ lại một số ít yếu tố khả thủ, nhất là những yếu tố có vai trò trong bồi dưỡng giáo dục nhân cách.
Giá RIOT