Trong thời đại toàn cầu hóa, chúng ta phải học cách đón nhận cú sốc văn hóa; hay cụ thể hơn là luôn trong tâm thế sẵn sàng tìm hiểu một luồng tư duy khác với luồng tư duy của bạn. Các dòng chảy tài chính, thương mại, du lịch và truyền thông đã và đang tạo nên một hệ thống liên kết toàn cầu khi mà sự lây lan thường xuyên đe dọa không chỉ về mặt y tế mà còn về tài chính, chính trị và kinh tế. Chúng ta nên học hỏi từ những điều “xa lạ”, chẳng hạn như từ đại dịch Covid-19.
Việc lắng nghe những quan điểm của người khác, dù chúng có “kỳ lạ” đến thế nào đi chăng nữa, không những giúp ta biết khoan dung, đồng cảm và tôn trọng sự khác biệt của người khác; mà còn giúp ta tự hiểu bản thân mình dễ dàng hơn. “Nhân loại học là ngành học duy nhất trong các ngành khoa học đấu tranh để biến cái lạ trở nên quen thuộc và những điều quen thuộc trở nên lạ lẫm” (Horace Miner).
Cuốn sách được chia thành ba phần, lặp lại ba nguyên tắc đã nêu trên: nhu cầu biến “lạ thành quen”; biến “quen thành lạ”; và lắng nghe sự im lặng của xã hội. Để trình bày điểm đầu tiên, tôi sẽ kể câu chuyện về Intel và Nestle, cùng với câu chuyện về Covid-19 và Ebola; trong phần thứ hai, tác giả giải thích cách thức mà nhân loại học có thể giúp giải thích về General Motors và một loạt các lĩnh vực tiêu dùng, từ thức ăn cho chó, nhà trông trẻ cho đến tiền hưu trí; trong phần thứ ba, tôi áp dụng các nguyên tắc đã nêu để tìm hiểu về ảnh hưởng của sự im lặng xã hội đến nền kinh tế công nghệ, ngành nghề liên quan đến kỹ thuật số và sự nổi lên của phong trào bền vững.
Nhưng điểm mấu chốt ở đây là: Dù bạn dùng bất cứ từ nào để mô tả về sự nghiên cứu tầm nhìn nhân loại học hay tầm nhìn vào những yếu tố xung quanh thì chúng ta vẫn đang cần đến chúng ngay bây giờ. Thế giới của chúng ta đang bị đảo lộn bởi sự toàn cầu hóa, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị, đó là chưa kể đến những đại dịch đang chực chờ. Những cải tiến chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo sẽ tăng cường thêm vào sự thay đổi này. Để có thể phát triển và tồn tại, chúng ta cần đến một dạng AI khác – đó chính là trí tuệ nhân loại học. Cuốn sách này sẽ chỉ ra cách để đạt được điều đó.
Nhân loại học vẫn có giá trị trong việc xác định bản chất loài người và chống lại sự phân biệt chủngtộc. Nó có thể truyền đạt những bài học từ khắp nơi trên thế giới cho các chính phủ, công ty và cử tri. Nó có thể giúp chúng ta nhìn thế giới của chính mình qua lăng kính mới mẻ hơn.
Thông tin tác giả:
Gillian Tett là Tổng biên tập của Financial Times và viết các chuyên mục cho tờ báo hàng đầu thế giới về tài chính, kinh doanh và kinh tế chính trị. Bà được vinh danh là Nhà báo Anh của năm, Người viết chuyên mục của năm và Nhà báo Kinh doanh của năm ở Vương quốc Anh và giành được hai giải thưởng của Hiệp hội Viết và Biên tập Kinh doanh Tiến bộ tại Mỹ. Bà diễn thuyết thường xuyên tại các hội nghị trên toàn thế giới về tài chính và thị trường toàn cầu và có bằng Tiến sĩ Nhân học xã hội tại Đại học Cambridge. Tett là tác giả của Saving the Sun: How Wall Street Mavericks Shook Up Japan’s Financial World and Made Billions; Fool’s Gold: The Inside Story of J.P. Morgan and How Wall St. Greed Corrupted Its Bold Dream and Created a Financial Catastrophe, và The Silo Effect: The Peril of Expertise and the Promise of Breaking Down Barriers.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | 1980 Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-10-06 16:24:49 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 320 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
SKU | 1224119722415 |