Vì nghĩa vì tình (Tái bản lần 2 năm 2020) Hồ Biểu Chánh (01/10/1885-04/09/1958) Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Vì Nghĩa Vì Tình

Vì nghĩa vì tình (Tái bản lần 2 năm 2020)

Hồ Biểu Chánh

(01/10/1885-04/09/1958)

Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh

Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…

Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.

Vì nghĩa vì tình

(Tái bản lần 2 năm 2020)

* Người đàn ông mon men đi lại bàn thờ lấy chai rượu đưa lên coi rồi rót ra chén chung mà uống. Người đàn bà xếp ba tấm giấy bạc kỹ lưỡng rồi bỏ vô túi áo nhỏ. Thằng nhỏ nằm trên võng cứ khóc hoài. Người đàn bà bước lại bồng nó đem để trên ván, rồi nhìn coi thì thấy nó mặc quần áo luôn một cái may bằng lụa trắng có sọc xanh, cổ có viền ren. Mặt mày tay chân nó trắng nõn, tóc nó hớt bôm bê nên trước trán vắn mà hai bên với sau ót lại dài.

Người đàn ông uống hai ba chung rượu rồi trở lại ván vỗ đầu thằng nhỏ mà nói rằng: “Đừng có khóc nữa. Nín đi, rồi sáng tao mua bánh tao cho ăn”. Thằng nhỏ sợ nên mắt ngó dớn dác ngoài cửa rồi khóc thút thít mà kêu rằng: “má ơi, má!”.

Người đàn bà cười mà nói rằng: “Má đâu có mà kêu. Mày ở đây với tao, không được về má mày nữa đâu. Má mày là tao đây, còn người này là tía mày biết hôn. Từ hồi đó đến giờ tao mượn người ta nuôi mày bây giờ tao bắt về. Rày sắp lên ở với tía má đây”.

Thằng nhỏ khóc ré lên. Người đàn bà dỗ nó hết sức mà nó không chịu nín. Người đàn ông trợn mắt nộ nó, nó sợ nên thôi khóc, mà nó còn thút thít hoài. Người đàn bà dỗ hỏi nó tên gì, thì nó nói tên Hội, mà vì nó nói nhỏ quá, lại vừa khóc vừa nói, hai người nghe không rõ, nên tưởng nó tên Hồi.

Người đàn bà bồng nó lại võng nằm mà dỗ nó ngủ. Gà trong xóm gáy vang rân; thầy chùa ở đằng  chùa Phật thức dậy công phu, dộng chuông boong boong. Người đàn ông nằm ngay trên ván một lát rồi ngủ khò, mà đứa nhỏ đưa trên võng một hồi rồi cũng ngủ.

Thằng nhỏ này tên là Chánh Hội, cha nó là Lý Chánh Tâm, còn mẹ nó là Thái Cẩm Vân. Khi mẹ nó sanh nó ra được ít tháng thì cha nó đi Tây mà học, để mẹ con nó ở nhà với bà nội.

Cha đi học năm năm, lấy bằng cấp Tú tài rồi trở về xứ, vừa bước vô thì gặp cô nó là Lý Tố Nga, vì việc chồng con bối rối nên tự vận mà chết. Cha nó chôn cất cô nó rồi, kế gặp nhiều cái bằng cớ đủ tin mẹ nó lấy trai, lấy một người ở tỉnh Cần Thơ, mà lại tưởng mẹ nó lấy người ấy mà sanh ra nó đó nữa.

Trong lúc tức giận sầu não, cha nó đánh mẹ nó, rồi lại muốn trả thù sâu hiểm, nên thừa dịp bắt đặng ăn trộm trong nhà, mới bồng nó mà giao cho ăn trộm, cho ăn trộm tiền bạc, muốn ăn trộm đem giấu nó cho biệt tích và tập luyện tánh nết nó thế nào đặng chừng khôn lớn nó trở nên một đứa du côn trộm cướp, làm như vậy là có muốn phạt mẹ nó phải sầu não lìa con, và phạt nó là cái dấu tích dâm bôn, là cái duyên cớ làm cho cha nó đau đớn, xấu hổ. Tại như vậy đó, nên nó lọt vào chốn này đây.

Còn người đàn ông với người đàn bà này là hai vợ chồng: chồng tên là Tư Cu, vợ tên Tư Tiền. Vợ chồng thuở nay không có con, có hai chục sào đất với một cái nhà tranh ở cuối xóm Chí Hòa. Tư Cu không làm ruộng, không  làm rẫy, thường nói với người trong xóm rằng để đi làm mướn ăn khỏe hơn, nhưng mà ít thấy làm việc gì cho ai trong làng, duy ban ngày thì be be đi xuống miệt Sài Gòn dọ đường rồi ban đêm rình mò coi nhà nào ngủ mê thì đào hầm, khoét vách mà ăn trộm đồ.

*Trời xui khiến thiệt là kỳ. Chánh Hội lìa mẹ, cách mẹ đã  lâu, mà bây giờ sum hiệp, nó trìu mến  cũng như thuở nay ở chung một nhà. Nó nói chuyện với mẹ mà cũng nói với cha; nó chọc cho hai người phải nói chuyện với nhau, nó muốn cho hai người đều yêu thương nó, nó nói tía lia, nó tính tưng bừng, làm cho Cẩm Vân chừng ăn rồi thì hết giận chồng nữa được.

Trọng Quí muốn thừa dịp này mà làm cho vợ chồng Chánh Tâm hòa hiệp với nhau, nên biểu Chánh Tâm ra khách sạn lấy hành lý đem vô đây mà ở. Chánh Tâm sửa soạn đi, Chánh Hội đòi đi theo, nó lại biểu mẹ nó cũng đi nữa, đặng chỉ cái nhà lầu hồi trước đó cho nó coi. Cẩm Vân dục dặc không chịu đi, mà không muốn cho con đi, ngặt vì Chánh Hội đòi quá, nên nàng phải đội khăn mà đi với chồng con. Trọng Quí ngồi trước với sốp-phơ và Phùng Sanh, thằng Quì ngồi kề một bên còn hai vợ chồng Chánh Tâm với Chánh Hội thì ngồi phía sau.

Xe chạy đường Thuận Kiều, chừng đi ngang qua nhà lầu, thì Chánh Tâm chỉ mà nói với con rằng: “Đó, nhà của mình đó, con. Để ít bữa ba đuổi họ đi rồi ba dọn đồ về đó cho con ở với ba má”. Thằng Hồi gặc đầu và cười. Nó lại ngó thằng Quì và nói với cha nó rằng: “Nè, ba nuôi thằng Quì nữa, nghe hôn ba. Tôi có hứa với nó hễ tôi gặp ba má tôi biểu ba má nuôi luôn nó nữa”.Chánh Tâm gặc đầu, Chánh Hội cười. Nó lại day qua  nắm  tay  má  nó  mà  nói  rằng:  “Má  biểu  ba  mua cho cái xe hơi cho tôi đi chơi nghe hôn má”. Cẩm Vân ngó Chánh Tâm mà cười. Chánh Tâm cũng cười và nói rằng: “Con muốn xe hơi, để chiều ba mua cho”. Chánh Hội khoái chí bèn với tay vỗ lưng thằng Quì mà hỏi rằng: “Sướng hôn mậy? Chiều nay tao có xe hơi”.

Ra tới khách sạn. Trọng Quí ở lại đó với Phùng Sanh và thằng Quì, còn để Chánh Tâm lấy hành lý đi với Chánh Hội vô Chợ Lớn mà thôi. Cẩm Vân không chịu, cứ theo nài nỉ phải đi hết vô trong nhà nàng mà nghỉ. Trọng Quí lấy làm vui mà thấy Cẩm Vân đã thuận với chồng rồi, chàng không dám trái ý nàng, nên kêu sốp-phơ biểu đi trả tiền phòng và đem hết hành lý xuống xe.

Khi sửa soạn đi, Chánh Tâm bèn nói rằng: “Trong lúc con tôi bị hoạn nạn thì nó nhờ thằng Quì bảo hộ. Công ơn của thằng Quì tôi không thề quên được. Tôi muốn đem nó về tôi nuôi cũng như con tôi vậy, ngặt vì không biết tía nó có ngăn trở hay không. Vậy sẵn dịp đây, tưởng nên đi lên Đất Hộ kiếm cặp rằng Hơn đặng tôi nói chuyện một chút”.

* Mất con lìa vợ gần sáu năm trường rồi, thình lình trong một buổi mà cha con tương phùng, vợ chồng hội hiệp; làm người ai gặp cái cảnh như vậy, dầu tánh tình trầm tịnh đến thế nào đi nữa cũng khó mà giấu cái mừng, cái vui trong lòng được. Chánh Tâm được sum hiệp với vợ con, tuy chàng không lộ cái vẻ mừng của chàng cho ai thấy, nhưng mà chàng cứ ngồi ngó vợ rồi ngó con mà cười hoài. Lâu lâu chàng ngoắt con lại gần rồi ôm mặt nó mà hun, hoặc chàng lại đứng một bên vợ mà coi vợ may áo cho con bận. Chàng hưởng thú hòa hiệp một cách êm ái vậy đó, ngưởi ngoài dòm vô ai cũng tưởng chàng không vui mừng cho lắm duy Cẩm Vân biết tánh ý chồng, nên nàng hiểu cái cử chỉ ấy là cử chỉ khoái lạc của chồng thuở nay.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá ASG

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Hóa Văn Nghệ
SKU1953680962276
Liên kết: Miếng dán trị mụn Dr. Belmeur Clarifying Spot Soothing Patches The Face Shop