Giới thiệu NẠN ĐÓI NĂM 1945 TẠI VIỆT NAM
NẠN ĐÓI NĂM 1945 TẠI VIỆT NAM Tác giả: GS. Văn Tạo, GS. Furuta Motoo NXB Dân trí 2022, bìa mềm, khổ lớn, dày 935 trang - - - - - - Giới thiệu: Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Thế chiến II dần đi đến hồi kết với chuỗi thất bại liên tiếp của Phe Trục (Đức, Italia, Nhật Bản). Ở mặt trận Đông Nam Á, Phát xít Nhật với tham vọng điên cuồng dần hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương và tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta nhằm phục vụ cho mưu đồ chiến tranh của chúng. Những chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo của Nhật, cộng với mất mùa, dẫn đến nạn đói được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam, khiến cho hơn 2 triệu người Việt chết đói và hậu quả vẫn còn ảnh hưởng cho tới tận ngày nay Nhưng chìm lấp giữa vô số biến động của thời đại, tiếng kêu phẫn uất thấu tận trời xanh của nạn nhân năm Ất Dậu đôi lúc tưởng chừng rơi vào quên lãng. Mãi tới năm 1995, sự ra đời của công trình nghiên cứu vĩ đại Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử do Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Motoo chủ biên mới giúp hậu thế có được cái nhìn toàn cảnh đa chiều sâu sắc và chân xác về sự kiện đau xót này. Dựa trên khối tư liệu đồ sộ được xử lý nghiêm túc hiếm có, công trình vừa dựng lại thảm trạng chết đói của người Việt, vừa phân tích cặn kẽ tội ác của phát xít Nhật. Với sự hợp tác của đội ngũ tri thức từ cả hai nước, đây là công trình công phu độc nhất có cái nhìn khách quan thấu suốt vào sự thật lịch sử nạn đói năm 1945 ở Việt Nam. Hơn mười lăm năm kể từ ngày công bố, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử vẫn còn nguyên giá trị. Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam (Những Chứng Tích Lịch Sử) là công trình nghiên cứu được công bố năm 1995 do Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Motoo chủ biên. Đến khi ấy, công chúng mới ngỡ ngàng và tìm về cái năm bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại NHỮNG CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG Số nạn nhân của nạn đói ở thôn Lương Phú, xã Tây Lương, mà những người còn may mắn sống sót đã cho là tới hơn 40% tổng số dân của thôn, tương đương với mức thiệt hại đã xảy ra ở vùng Hachinohe miền Bắc Nhật Bản, nơi gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất trong suốt nạn đói lớn nhất ở Tenmei ở thời kỳ Edo." - Giáo sư Furuta Motoo “Ông bố dẫn cậu con trai đi Hà Nội, nghe nói vào làng Tám rồi sau chết ở đâu không rõ. Hai mẹ con sang nhà ông ngoại cậy nhờ, nhưng người con gái vẫn không thoát chết. Vì bị đói, suy dinh dưỡng, bụng to trướng rồi chết. Thế là chỉ có bà vợ của ông qua khỏi. Gia đình cụ Hoàng Văn Duẩn có 5 nhân khẩu chỉ đi làm thuê, mò cua bắt ốc, chết đói cả nhà, gia đình 5/6 người em là Hoàng Riếc, chồng đi đánh dậm, vợ mò cua, cả nhà có 5 nhân khẩu cũng chết cả nhà. Hai anh em nhà này là người chết đầu tiên ở địa phươ" - Ông Nguyễn Văn Thâu (64 tuổi) xóm Nam Thọ, thôn Hiên, xã Tây Lương. CUỐN SÁCH NÀY CÓ GÌ Nhằm cung cấp cho bạn đọc một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống những chứng tích về sự mất mát, đau thương mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong lịch sử trước tội ác của phát xít Nhật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật kết hợp cùng Omega+ xuất bản cuốn sách Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử, dựa trên những tài liệu được khảo cứu công phu, khảo sát trực tiếp các địa điểm xảy ra nạn đói, phỏng vấn những chứng nhân lịch sử, cuốn sách đã dựng lại khá toàn diện bức tranh về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam. NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA Kết quả của công trình đã làm sáng rõ về số lượng hơn 2 triệu người chết đói; về thảm họa chết đói; về nguyên nhân sinh ra nạn đói năm 1945 và hậu quả nghiêm trọng của nó. Công trình Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử đã chứng minh một cách chắc chắn rằng: Nguyên nhân sinh ra nạn đói ở Việt Nam năm 1945 là do chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật đối với nhân dân Việt Nam.” - Viện trưởng Viện Sử học, PGS.TS. Đinh Quang Hải Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá WIFEAR