Lịch sử phát triển văn học hiện đại Trung Quốc

LỜI TÁC GIẢTrong mảnh vườn của mình, tôi đã khai thác một khoảnh đất mới, đólà viết một cuốn lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc có hình ảnh minhhọa và mang tính trải nghiệm. Và giờ đây, tôi có thể đ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Lịch sử phát triển văn học hiện đại Trung Quốc

LỜI TÁC GIẢ


Trong mảnh vườn của mình, tôi đã khai thác một khoảnh đất mới, đó
là viết một cuốn lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc có hình ảnh minh
họa và mang tính trải nghiệm. Và giờ đây, tôi có thể đưa nó đến với quý vị
độc giả.
Với tôi, việc hoàn thành cuốn sách này có thể nói là vô cùng sóng gió.
Ban đầu, NXB Thượng Hải và Bắc Kinh mời tôi lập kế hoạch viết Lịch sử
văn học hiện đại có ảnh minh họa kèm theo. Ý tưởng không hề tệ và quyết
tâm cũng không hề nhẹ nhưng hiện thực trần trụi đã thắng, nên sau đó kế
hoạch bị tạm gác lại bởi những nguyên nhân không phải do tôi. Lần tạm gác
đó gần như không còn chút hy vọng nào thì ai ngờ lại “gác” ra được một thời
kỳ mà việc viết lịch sử văn học sẽ có những thay đổi, đúng là cuộc đời họa
phúc vô thường. Thử tưởng tượng rằng, cuốn sách này nếu được viết trước
vài năm thì có lẽ nó sẽ chỉ là một cuốn lịch sử văn học cũ kỹ với vài tấm
hình, tấm bản đồ được chèn vào, một cuốn chắp vá, cũ không ra cũ, mới
không ra mới hoặc bình mới rươu cũ mà thôi. Nhưng cuốn hiện tại này,
đương nhiên cũng không có gì đặc sắc, những hình ảnh, bảng biểu cũng
không quan trọng, nhưng hết thảy mọi điều như thế đã được quy tụ vào một
cuốn Lịch sử văn học với những quan niệm mới, nói một cách mạnh dạn là
cuốn Lịch sử văn học với những yếu tố của tương lai.
Về những thay đổi trong cách nhìn nhận về lịch sử văn học, tôi đã
từng có buổi tọa đàm với những giảng viên trẻ trong thời gian giảng bài
tại Trường Đại học Thượng Hải vào mùa đông năm ngoái, sau đó nhờ họ
chỉnh sửa phần thu âm và bài nói chuyện đó được đưa vào cuốn “Dưới
lăng kính đa chiều” mà tôi sắp xuất bản với tiêu đề “Tình hình nghiên
cứu văn học hiện đại Trung Quốc hiện nay”. Trong bài nói chuyện đó, tôi
bàn tới năm quan niệm mới về lịch sử văn học điển hình gần đây, đó là

thuyết “sinh thái” của Nghiêm Gia Viêm, thuyết “tả hữu song hành” của
Phạm Bá Quần, “tiên phong và trào lưu” của Trần Tư Hòa, “vẽ lại bản
đồ văn học” của Dương Nghĩa và ý tưởng nông cạn mà tôi nêu ra trong
“Văn nghệ tranh minh” là xóa bỏ kiểu lịch sử văn học được viết theo
“dòng văn học chính”, đề xướng kiểu lịch sử văn học được viết theo hình
thức “tổng hợp”. Những quan niệm này không hoàn toàn cách biệt với
nhau, trên thực tế chúng bổ sung cho nhau, hòa vào nhau và xuất hiện
nhận thức chung về “đa nguyên cộng sinh” và “đại văn học sử”. Đây
chính là điểm chung thể hiện rằng đã đến lúc giới học thuật nên viết lại
lịch sử văn học. Làn gió mới đang nhè nhẹ thổi và chúng ta có thể cảm
nhận được sự thay đổi đang dần tới.
Quan niệm của tôi về lịch sử văn học dần rõ ràng hơn trong bối
cảnh nghiên cứu có những sự biến động như vậy. Tôi nhớ, Vương Giao đã
nhiều lần ví von rằng, thông thường có hai kiểu làm nghiên cứu, một là
lấy một quan điểm làm chính, giống như một chiếc đĩa hát lấy kim hát
làm trung tâm để phát ra tiếng; hai là nêu ra nhiều quan điểm, giống như
vạt trước, vạt sau của chiếc áo len, hay như khi ta đan chiếc khăn len, cứ
từng hàng từng hàng một. Ông nói, trong hai kiểu trên, kiểu trước có
cảnh giới cao hơn, nhưng kiểu sau cũng cần thiết, không nên coi nhẹ nó.
Chúng ta viết lịch sử văn học bao lâu nay, nếu như không phải là lấy
“cách mạng” thì là lấy “tính hiện đại” làm kim hát, lẽ nào giờ đây chúng
ta lại lấy “hậu hiện đại” hay “quốc gia dân tộc” làm tư tưởng chủ đạo
xuyên suốt khi viết lịch sử văn học hay sao? Tôi cho rằng, khi chúng ta
đưa ra khái niệm “Văn học Trung Quốc thế kỷ XX” là chúng ta đã làm
công việc chia tách riêng lịch sử văn học hiện đại, cho đến nay vẫn chưa
đến lúc có thể quy nạp vào một chỉnh thể hoàn chỉnh. “Chia tách”, “quy
nạp” là những khái niệm mà chúng ta sử dụng rất thành thạo. Khi một
cuốn lịch sử văn học được cô đọng thành một cấu trúc hoàn chỉnh tưởng
tượng nào đó thì nó chính là kết quả của việc quy nạp; còn khi văn học sử
gặp phải những nghi ngờ mà để lộ ra những kẽ hở và có nhiều những
hình thái phong phú đa dạng khác nhau thì có nghĩa là nó đã được chia
tách. Tôi nhớ lại cách ví von của Vương Giao và thấy rằng một cuốn lịch

sử văn học đa dạng chính là cuốn sách mà tình hình bây giờ đang cần. Về
vấn đề tính cách mạng và tính hiện đại trong lịch sử văn học thì chúng ta
có thể dùng những khái niệm như “cộng sinh”, “chuyển đổi”, “tích lũy” để
loại bỏ đi mối quan hệ đối kháng giữa chúng. Khi nền văn học Trung
Quốc đang ở vào thời khắc tự tích lũy tính hiện đại thì sự xuất hiện đa
dạng là điều tất nhiên, mà cách mạng chính là quá trình lịch sử dùng sức
mạnh để thúc đẩy hiện đại hóa văn học, vì thế mới xuất hiện nhiều lần
chuyển đổi. Kết quả của việc không ngừng tích lũy và chuyển đổi là khiến
cho diện mạo của lịch sử văn học càng thêm phức tạp khôn lường và như
vậy chúng ta có nhiều hình thái văn học, cơ bản là có bốn loại: văn học
cánh tả, văn học bình dân, văn học theo phái Bắc Kinh, văn học theo
phái Thượng Hải. Mỗi loại đều có nhóm độc giả riêng của mình, không
nhóm nào độc chiếm thiên hạ trong một thời kỳ nào. Có ba hệ văn học:
văn học chính trị, văn học thương mại, văn học thuần nhất. Giữa các hệ
văn học không có sự cách biệt mà chúng giao thoa, chuyển hóa cho nhau,
ví như văn học chính trị lại cần dựa vào thị trường đọc của Thượng Hải,
văn học theo phái Bắc Kinh phản đối văn học đảng phái nhưng không
tách biệt với đời sống xã hội (văn học thuần nhất mà không thuần), đây
là cảnh quan đa dạng chưa từng có từ khi Trung Quốc có văn học đến
nay, đây chính là trạng thái văn học “hiện đại”. Không có hình thái văn
học nào trở thành hình thái văn học chủ đạo duy nhất và cho đến nay
vẫn là như vậy.
Tôi đã trải qua thời kỳ dài mò mẫm để đi tìm cách nhận thức và cách
viết một cuốn lịch sử văn học đa dạng và bây giờ thời kỳ đó vẫn chưa kết
thúc. Sau đó, tôi nhận được hợp đồng của NXB Đại học Bắc Kinh, nhiệt
huyết năm nào trở lại và cuốn lịch sử văn học này bước vào giai đoạn viết
đầu tiên. Nếu không có thành quả của tiền nhân để tham khảo thì tôi chỉ
có thể tiếp thu kinh nghiệm của hôm nay để phát huy tác dụng của nó. Ví
dụ trong thuyết “sinh thái văn học” của Nghiêm Gia Viêm tôi nhận thấy
trong lịch sử văn học không thể không xem xét đến môi trường xung quanh
con người và không thể không viết tâm thế của tác giả cũng như môi
trường vật chất văn hóa có liên quan trực tiếp đến tâm thế. Thuyết “tả hữu

song hành” của Phạm Bá Quần có tác dụng thức tỉnh rất cao, tuy rằng tôi
không đồng ý để văn học bình dân và văn học tiên phong song song bước
vào lịch sử văn học, song vì được thức tỉnh nên tôi đã suy nghĩ làm thế nào
để đưa văn học bình dân vào văn học thị dân, văn học thị dân và văn học
theo phái Thượng Hải có được cả hai tính chất tiên phong và bình dân mà
không cần chia tách hai tính chất này quá rõ ràng. Đây cũng chính là
nguyên nhân mà Trần Tư Hòa coi “tiên phong” và “trào lưu” là hai xu
hướng văn học có tác động qua lại với nhau. Tôi có thể phân tích kỹ văn
học tiên phong điển hình trong lịch sử văn học và cũng không quên giữ
chắc sợi dây trào lưu được bình dân hóa, đồng thời viết mở rộng về văn học
bình dân nông dân và văn học bình dân thị dân. Thuyết “vẽ lại bản đồ văn
học” của Dương Nghĩa gợi ý cho tôi thiết lập không gian kể chuyện lịch sử
mới, đem một điểm trên đường tuyến tính của quá khứ để chuyển thành
một không gian văn học lập thể, cởi mở và có hình mắt lưới. Với những ý
nghĩa này tôi cho rằng cần gắn hai chữ “phát triển” vào cuốn lịch sử văn
học này.
Tên gọi “Lịch sử phát triển văn học hiện đại Trung Quốc với hình
ảnh minh họa” được đặt ra để không trùng với những cuốn lịch sử văn học
khác. Liên quan đến tên gọi này còn có một câu chuyện nho nhỏ như sau:
“cách mạng văn hóa” vừa kết thúc thì tôi đi thi nghiên cứu sinh chuyên
ngành văn học hiện đại, vì Vương Giao bổ sung thêm một bài thi văn học
cổ đại mà thời gian ôn tập chỉ có một tháng nên lúc gấp gáp tôi sử dụng
cuốn “Lịch sử phát triển văn học Trung Quốc” bản cũ của Lưu Đại Kiệt,
người chưa bị “ô nhiễm” của thập niên 60. Đây là một kỷ niệm còn lại
trong tôi.
Điều quan trọng nhất là nội hàm của hai chữ “phát triển” được sử
dụng đầy đủ trong thực tế khi viết cuốn sách này. Cuốn sách đưa tất cả
những hiện tượng liên quan đến tác phẩm văn học và tác giả đặt vào dòng
chảy biến động của lịch sử. Việc đăng báo, xuất bản, tuyên truyền, chấp
nhận và diễn biến của tác phẩm văn học được đặc biệt chú trọng. Môi
trường nhân văn được hình thành trong văn học cũng được coi trọng hơn
bất kỳ giai đoạn nào trước đây. Sự thay đổi trọng tâm của văn học, điều

kiện sống của tác giả, sự di chuyển, biến động, đời sống vật chất và đời sống
sáng tác của họ cũng được khai thác ở những điểm quan trọng nhất.
Những câu chuyện về hội nhóm, đảng phái đều kết hợp chặt chẽ và liên
quan đến các ấn phẩm hiện đại như tập san, phụ san, tập sách văn học,
điều này càng tiếp cận gần hơn tới nguồn sinh thái gốc nơi văn học sinh ra.
Cách mà văn học mở rộng ra bên ngoài giống như xúc tu của con bạch tuộc
đang vươn ra, nó tiếp xúc với độc giả qua phê bình văn học, nó làm cầu nối
với văn học thế giới qua dịch thuật, nó tạo ra những ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau với những loại hình nghệ thuật khác cùng thời kỳ qua phim ảnh. Sự
hình thành, phát triển của ngôn ngữ văn học bạch thoại hiện đại tất nhiên
cần kết hợp với việc đọc kỹ các tác phẩm văn học kinh điển. Toàn bộ cuốn
sách còn đặc biệt thiết kế năm điển hình trong văn học và sử dụng những
sự kiện lớn theo năm để dẫn dắt độc giả vào hiện trường văn học. Đương
nhiên tôi hiểu rằng môi trường gốc (nguyên sinh thái) của văn học thực sự là
không tồn tại, năm điển hình hay những sự kiện lớn chẳng phải là kết quả
lựa chọn của tác giả hay sao? Tuy nhiên kiểu biên niên gần với trạng thái
xuất hiện và thay đổi của văn học chỉ là để lấy ví dụ thôi nhưng vẫn có tác
dụng đặc biệt đối với việc khôi phục lại sự thật lịch sử bị bóp méo trước đó.
Sau khi đặc điểm “phát triển” trong cuốn sách này được giải thích rõ
ràng tôi vẫn cần nói thêm vài điều bổ sung. Vùng biên của “phát triển”
luôn không ngừng mở rộng, không ai có quyền ngăn cản. Tôi muốn viết
một cuốn lịch sử văn học, chèn thêm hình ảnh và có không gian phát triển
vô hạn nhưng dung lượng của lịch sử văn học đã được mở rộng theo nhiều
chiều nên điều cần thiết là tìm những điển hình và những điểm mấu chốt.
Tôi có dự định phân tích thật sống động những tác phẩm văn học điển
hình khi mà nếu ta giảm nhẹ phần kể chuyện về tác phẩm tác giả thì vô
hình chung đồng thời lại bỏ sót nội dung nào đó về tác giả tác phẩm. Đây
có lẽ cũng là một cách viết và vô tình đã đưa ra một kinh nghiệm có tính
chất hai mặt đối với việc lịch sử văn học càng ngày càng mỏng hơn.
Lịch sử văn học đều được xây dựng trên nền thành quả nghiên cứu có
sẵn của thời đại. Nghiêm khắc mà nói thì một người không thể dễ dàng
hoàn thành được. Những tư liệu trong cuốn sách này nếu là trích dẫn đều

được chú thích nguồn dẫn, những tập hợp bảng biểu đều được ghi rõ nguồn
kiến thức, các tài liệu tham khảo tương đối ít, nó không dùng để khoe
khoang kiến thức của tác giả mà nó được dùng để thuyết minh những cuốn
sách tác giả đã tham khảo trong quá trình viết và để cảm ơn nữa. Tôi nhớ
là khi viết cuốn “30 năm văn học hiện đại Trung Quốc”, những tác giả đã
không chắc chắn lắm về tư liệu mà mình thu thập được nên đã mời vài
chuyên gia ở Bắc Kinh thẩm định, song sau đó vẫn phát hiện ra nhiều sai
sót. Giờ đây chỉ dựa vào sức một mình tôi, ngoài khối lượng lớn lời dẫn ra,
còn có thêm việc thiết kế niên biểu, bảng biểu, tranh ảnh, những sự kiện
lớn cho cuốn sách nên nghĩ đến những sai sót có thể có tôi lo lắng vô cùng,
thật đúng như đi trên băng mỏng vậy. Tôi mong nhận được lời chỉ bảo của
chuyên gia và quý vị độc giả.
Công việc chèn hình ảnh có cái khó khác với việc thu thập tư liệu hình
ảnh của văn học bình dân, nhưng đặc điểm của chúng là cái ít lại quá ít, cái
nhiều lại quá nhiều. Chân dung tác giả, ấn bản đầu tiên của tác phẩm, bản
thảo viết vốn là những nội dung chèn chính, nhưng để lựa chọn kỹ thì
không phải dễ. Ví dụ chân dung tác giả phải cùng thời điểm với sự ra đời của
tác phẩm tiêu biểu, ngoài ảnh ra cần chọn thêm tranh vẽ manga, tranh tự
họa và ảnh chụp chung nên cũng khó đôi chút. Ngoài ấn bản đầu tiên thì
còn chọn tạp chí xuất bản đầu tiên, chọn bút tích thì cần chọn tác phẩm tiêu
biểu nên đôi lúc cũng không dễ. Những cái khác như nơi ở cũ và hội sở của
tác giả, bản đồ tác phẩm và bản đồ nhân vật do tác giả vẽ tay hay như báo,
quảng cáo, poster đã đăng đều phải tinh, mới, đủ và đây thực sự không phải
là việc ngày một ngày hai có thể làm được. Càng tới lúc cuốn sách gần được
hoàn thành thì công việc cuối cùng của việc chèn ảnh càng khó, có những
tấm ảnh thậm chí đến lúc ra bản in thử rồi vẫn đang tìm. Nhân đây tôi xin
cảm ơn Bảo tàng Văn học hiện đại Trung Quốc - nơi tôi làm việc bao lâu
nay, những bức ảnh mà họ cung cấp và sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như
học sinh là điều tôi cảm kích vô cùng.
Chân thành cảm ơn Nhà xuất bản của Trường Đại học Bắc Kinh,
đặc biệt là biên tập Cao Tú Cần đã đặt hàng hồi sinh cuốn sách này, thật
đúng là gặp được thiên thời địa lợi. Cô ấy tôn trọng bản thảo gốc của tôi,

ngay cả thuyết minh hình ảnh cũng để tôi thay đổi theo ý mình, bao năm
nay luôn luôn đặt niềm tin nơi tôi, nhẫn nại chờ tôi hoàn thành từng chữ
một, từng bức ảnh một và cuối cùng còn chấp nhận cho tôi cố hoàn thành
vào cuối năm 2009. Tôi cũng chân thành cảm ơn Chu Cạnh và Đinh Siêu,
những người phụ trách biên tập cuốn sách này, sự rộng lượng của họ không
hề có giới hạn, họ cho phép tôi độc lập dùng ngòi bút của mình để tự do
sáng tác. Họ cần mẫn đọc bản thảo và bản in thử để cuốn sách có ít lỗi
nhất có thể. Cuốn sách này hoàn thành bản thảo đúng vào dịp kỷ niệm 30
năm NXB Đại học Bắc Kinh được khôi phục, điều đó khiến tôi thấy vô
cùng vinh hạnh.
Mục tiêu của cuốn sách không phải là sáng lập một mẫu hình lịch sử
văn học mới, nó chỉ đơn giản là một khởi động cho sự xuất hiện của một
loại hình lịch sử văn học mới trong tương lai và là sự chuẩn bị cho lịch sử
văn học tương lai có thể triển khai những khả năng có thể có. Đây có thể
coi là hiện thực hóa của một giấc mơ trong tôi. Mười năm trở lại đây,
những giấc mơ trong tôi nhiều hơn lên, có những giấc mơ tốt, cũng có
những giấc mơ xấu. Trong những giấc mơ tốt tôi dường như trẻ lại, tôi có
ước muốn đẹp, có kế hoạch sáng tác lớn hơn, nhìn thấy được một xã hội
giàu có và công bằng hơn, trong xã hội đó có lớp thanh niên khỏe mạnh
đang trưởng thành. Trong những giấc mơ xấu, tôi bị bắt buộc đi đến vùng
đất vô định, ở đó tôi lạc lối không tìm về được căn nhà cũ của bố mẹ tôi và
tự mình đã ngã rất đau. Điều đó cho thấy một phần giấc mơ văn học của
tôi đã thành hiện thực, một phần lại vỡ tan và biến mất, một phần lại được
hồi sinh. Dù rằng cuốn sách này còn vô số điều đáng tiếc nhưng nó là một
phần hiện thực hóa cho giấc mơ văn học trong tôi.
Và dù sao đối với một người làm văn học thì mơ, theo đuổi giấc mơ là
vô cùng quan trọng.

 Ngày 12 tháng 11 năm 2009 tại Bắc Kinh,
lại một lần nữa rừng cây ngoài cửa sổ sừng sững trong mưa tuyết.
Sau khi Nhà xuất bản của Trường Bồi Văn Bắc Đại (Beida Peiwen)
xuất bản lần đầu cuốn sách này thì NXB Nhân gian (Renjian) Đài Loan

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá TSUGT

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
SKU4229098058007
Liên kết: Kem chống nắng vật lý Dr. Belmeur UV Derma Mineral Sun Cream SPF48 PA+++