Bản Kinh Vua của Định được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn, bởi vậy cuốn sách này dành cho:
TRÍCH ĐOẠN TRONG SÁCH
HỌC TRÒ: Khi ngài nói định (samadhi), nó có giống như trạng thái thiền định thực sự?
RINPOCHE: Vâng, chúng ta có thể nói như thế. Trong tiếng Tây Tạng, ryamshag, từ dùng để diễn tả trạng thái thiền định có nghĩa đen là “Nghỉ ngơi trong trạng thái xả”. Truyền thống của những giáo huấn cốt lõi vạch ra hai cách lạc khỏi trạng thái xả: một được gọi là “lạc vào tinh túy bất động” và cái kia là “lạc vào sự khái quát tánh Không”. Khái quát tánh Không nghĩa là trùm phủ ý niệm tánh Không lên khái niệm của chúng ta về thực tại, giữ trong tâm ý niệm rằng mọi sự vật cụ thể là trống không. Đây là một tạo dựng giả tạo làm che ám trạng thái định.
HỌC TRÒ: Ngu độn hay vô minh thì vi tế hơn sân hay tham. Thế nên phương thuốc áp dụng cũng phải vi tế. Vô minh có phải là cái chúng ta kinh nghiệm như trạng thái bình thường của tâm? Nó có phải là tấm màn tự nhiên mà chúng ta phải làm tan biến hay nhìn thấu qua?
RINPOCHE: Chúng ta đã nói ngu độn hay vô minh có thể là trộn lẫn hay không trộn lẫn. Vô minh không trộn lẫn là không hiểu, hiểu sai, hay cảm thấy nghi ngờ. Nhưng khi chúng ta nhìn vào cái không hiểu, hiểu sai hay cảm thấy nghi ngờ, chúng ta không tìm thấy thực thể nào cả. Vào giây phút khám phá sự không có thực thể này, trạng thái ngu độn và vô minh không còn nữa. Thay vào đó, một sáng tỏ sống động hiện diện. Cái tỉnh thức sống động ấy vượt khỏi ngu độn và ngu tối.
HỌC TRÒ: Đôi khi bản tánh của tâm được thấy trong một thoáng chốc, như một le lói của sự thấy biết. Đâu là sự liên quan giữa khoảnh khắc ấy với tinh túy của giác ngộ?
RINPOCHE: Theo Uttara Tantra (Luận Phật tánh), trạng thái thức tỉnh, tinh túy của giác ngộ, là chứng ngộ hoàn toàn bản tánh vốn có của những sự vật - Pháp tánh. Thí dụ được dùng ở đây là so sánh với một đứa bé mới sinh nằm trong một căn phòng. Mặt trời chiếu sáng bên ngoài và vài tia sáng lọt qua cửa sổ. Đứa bé thấy tia sáng mặt trời, nhưng không thể bước ra ngoài và thấy mặt trời thực sự. Khi lớn lên và có thể ra ngoài, nó sẽ thấy mặt trời. Có liên hệ nào giữa ánh sáng mặt trời mà đứa bé thấy với mặt trời thật? Hẳn là có, nhưng để thấy mặt trời thật thì phải chờ đi ra ngoài khi lớn lên. Theo cùng cách, một thoáng thấy của sự thấy biết, một chớp sáng của nội quán mà bạn nói thì cũng giống như tia sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Có một liên hệ chắc chắn giữa cái này và trạng thái giác ngộ, nhưng không phải là bản thân trạng thái giác ngộ. Chúng ta cần kiên trì tu hành thiền định để chứng ngộ đầy đủ trạng thái này, thế nên hãy thực hành!
HỌC TRÒ: Liệu người ta có thể đạt được định thông qua thiền định hay thiền tuệ, hay đây chỉ là các kỹ thuật để đưa bạn đến điểm mà bạn cuối cùng có thể đạt được định?
RINPOCHE: Đó là vấn đề cá nhân phụ thuộc vào mức độ siêng năng tinh tấn của mỗi người. Một số người thực hành và tu tập shamatha (chỉ/định) và vipashyana (quán/huệ) và chứng ngộ trạng thái định. Những người khác, những người hơi lười biếng và không dấn thân trọn vẹn thì không. Tuy nhiên, trong tương lai, bất kỳ sự tu tập nào mà chúng ta đã thực hiện sẽ vận hành như một sự hỗ trợ cho sự chứng ngộ. Phần sau trong kinh này, cả shamatha (chỉ/định) và vipashyana (quán/huệ) sẽ được mô tả rõ ràng. Thông qua những thực hành này, chúng ta có nhận ra trạng thái định hay không phụ thuộc vào chính chúng ta.
"SamādhiRāja Sūtra (Kinh Vua của Định hay còn gọi là Nguyệt Đăng Kinh) được trı́ch dẫn rộng rãi trong các văn bản Tây Tạng. Đức Karmapa thứ XVI - Rangjung Rigpe Dorje đã chọn kinh này làm bản văn chı́nh cho việc nghiên cứu Đại Ấn - Mahamudra. Bài ca Đại Ấn của Jamgön Kongtrül Rinpoche cũng là một bản văn quan trọng. Giản dị mà sâu xa, bản văn này trı̀nh bày cái thấy của Jamgön Kongtrül Rinpoche về Đại Ấn như là nền tảng, con đường và quả. Do đó, tôi yêu cầu tất cả những ai thực hành Pháp ghi nhớ trong tâm ý nghı̃a của những giáo lý vô cùng quý báu này và biến nó thành kinh nghiệm cá nhân thông qua việc thực hành một cách đúng đắn. Xin hãy trân quý quyển sách này với lòng tôn kı́nh sâu sắc." - Chökyi Nyingma Rinpoche - vị Tulku được công nhận là Hóa thân thứ 7 của vị Lama dòng Drikung Kagyu, Đức Gar Drubchen, Đại thành tựu giả xứ Tây Tạng và Hóa thân của nhà triết học Phật giáo lừng danh thế kỉ 2, Long Thọ Tác giả: Khenchen Thrangu Rinpoche sinh năm 1933 tại Kham, Tây Tạng. Ngài là giám hộ riêng của Đức Karmapa thứ XVII – Ogyen Trinley Dorje theo chỉ định của Thánh Đức Dalai Lama. Từ 1976, Ngài bắt đầu hoằng pháp tại phương Tây, và đã thành lập nhiều tu viện, ni viện, trường học cho trẻ em Tây Tạng và nhiều phòng khám bệnh. Ngài đã xuất bản 45 cuốn sách về Phật pháp bằng tiếng Anh. Ngài được đặc biệt biết đến vì khả năng làm cho những giáo lý phức tạp trở nên dễ tiếp cận với các học trò thời hiện đại.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức |
---|---|
Số trang | 307 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tôn Giáo |
SKU | 6298519515495 |
sách osho thần số học luật tâm thức thích nhất hạnh hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng ngọc sáng trong hoa sen hoa sen trên tuyết thả trôi phiền muộn nguyên phong hành trình về phương đông không giới hạn muôn kiếp nhân sinh minh triết trong đời sống hiểu về trái tim năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối nguồn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo kinh thánh tĩnh lặng muôn kiếp nhân sinh phần 2 giận - thích nhất hạnh mật tông phật học phổ thông gieo trồng hạnh phúc tất cả chỉ là ý nghĩ