Giới thiệu Combo Sách - Tái Sinh Hỷ Lạc + Lấy Nước Đường Xa
Tái Sinh Hỷ Lạc
Tulku Thondup là một cao tăng Tây Tạng nổi danh. Ngài sinh năm 1939 ở Golok, Đông Tây Tạng, và từ lúc 4 tuổi đã được công nhận là hậu thân của Đại học giả Konme Khenpo. Ngài tu học tại Tu viện Dodrupchen nổi tiếng, giữ chức Trưởng ban nghi lễ sư. Năm 1958, Ngài sang tỵ nạn tại Ấn Độ rồi trở thành giáo sư ở các trường đại học Lucknow và Visva Bharati. Năm 1980, Ngài sang Mỹ và được mời giảng tại Đại học Harvard. Hiện nay, Ngài tiếp tục nghiên cứu và dịch thuật các kinh điển Tây Tạng. Ngài đã viết trên 10 tác phẩm nổi tiếng, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là The Healing Power of Mind (Năng lực chữa lành của Tâm, đã được dịch sang 17 thứ tiếng) và Boundless Healing (Độ sinh vô biên, đã được dịch ra 12 thứ tiếng) và cuốn sách này Peaceful Death, Joyful Rebirth (Tái sinh hỷ lạc - Cuộc sống phía bên kia bầu trời; Nhà xuất bản Shambhala, Hoa Kỳ, 2006).
Tái sinh hỷ lạc - Cuộc sống phía bên kia bầu trời gồm có 10 chương, không kể phần giới thiệu cuốn sách và hai phụ lục. Quan trọng nhất là các phần nói về các giai đoạn trong quá trình chuyển từ đời này sang đời sau của mỗi người. Tác giả nhấn mạnh, triển khai nhiều về giai đoạn trung ấm (Bardo), tức giai đoạn thần thức rời bỏ thân xác, trải nghiệm cảnh giới tâm linh với những cảnh tượng vốn là phản ảnh của cái tâm của mỗi người khi đang sống. Giai đoạn này được những người được xem là đã chết đi nhưng sau đó hồi sinh (gọi là delogs) tường thuật một cách cụ thể và trung thực. Qua đó, ta thấy những trải nghiệm, các cảnh tượng gây đau đớn, sợ hãi, lo lắng, ưu phiền, thanh thản, mừng vui, hạnh lạ, tất cả đều là những thể hiện của tâm, những kết quả của nghiệp; và từ đó những trải nghiệm này quyết định con đường tái sinh, thậm chí thoát khỏi luân hồi của mỗi người. Rõ ràng, tất cả những gì chúng ta làm, nói và nghĩ trong đời này, và đặc biệt có sự góp phần của thái độ của ta và hoàn cảnh chung quanh khi ta lâm chung quyết định đời sau của ta vậy. Hiểu được điều này tức là hiểu được ta phải sống thiện lành, tạo thiện nghiệp để được chết an bình và tái sinh hỷ lạc...
Công ty phát hành Thái Hà
Kích thước 15.5 x 24 cm
Tác giả: Tulku Thondup
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 422
NXB NXB Hà Nội
Lấy nước đường xa
Lấy nước đường xa - Cuốn tiểu thuyết dựa trên một câu chuyện có thật tại Châu Phi. Hai câu chuyện đan xen nhau kể về hai đứa trẻ tại Sudan – sống ở hai thời kỳ khác nhau – hai bộ tộc đối lập nhau và hai cuộc “đấu tranh” không giống nhau.
Nya là một cô bé mười một tuổi ở năm 2008. Cô bé phải đi bộ mỗi ngày 8 tiếng để lấy nước từ một cái ao ô nhiễm - hai chuyến mỗi ngày. Cô bé không có thời gian cho trường học, cho vui chơi, cho tất cả những điều mà hầu hết các cô gái nhỏ đều trải qua. Cho đến khi, một ngày nọ, những người lạ vào làng của họ để đào giếng và xây trường học.
Salva là cậu bé 11 tuổi đi bộ xuyên lục địa Châu Phi để tìm thức ăn, gia đình và một nơi trú ẩn. Đó là năm 1985 khi Salva đang đi học và chiến tranh nổ ra. Salva phải băng qua sa mạc để đến một trại tị nạn ở Ethiopia. Sau một thời gian dài ở lại, Salva một lần nữa băng qua sa mạc để đến Kenya. Trên chặng đường dài ấy nhiều người đã không vượt qua được. Họ chết vì đói, bị thú dữ và bị binh lính tấn công. Salva là số ít những người còn sống sót và được một gia đình người Mỹ nhận nuôi.
Câu chuyện của Nya và Salva đã giao thoa và kết nối với nhau. Nya kết thúc hành trình 8 tiếng mỗi ngày đi lấy nước cho gia đình và được đến trường học. Nhưng hành trình của Salva thì vẫn tiếp tục với một diễn biến khác nhiều ý nghĩa và tươi sáng hơn!
Những thông tin thú vị về cuốn sách
Cuốn sách bán chạy nhất tại New York Times
Rating: 10.200 tại Amazon
Top 1 sách viết về trẻ em Châu Phi tại Amazon
Top 1 sách lịch sử Châu phi thể loại hư cấu tại Amazon
Top 2 sách hư cấu về quân đội dành cho trẻ em tại Amazon
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
Tác giả Linda Sue Park
NXB NXB Lao Động
Trọng lượng (gr) 200
Kích Thước Bao Bì 17.6 x 11.3 cm
Số trang 168
Hình thức Bìa Mềm
Giá ALEPH