Một Lý Thuyết Về Công Lý
“Công lý là phẩm hạnh tiên quyết của các thiết chế xã hội, tương tự như vị trí của chân lý đối với các hệ thống tư tưởng.” (trích chương 1).
Một lý thuyết về công lý là cuốn sách kinh điển khi bàn về vấn đề công lý. Tác giả John Rawls - Giáo sư triết học tại Đại học Harvard cũng được xem là một trong những triết gia về triết học chính trị có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Kể từ khi ra đời năm 1971, “Một lý thuyết về công lý” của John Rawls đã trở thành một tác phẩm kinh điển và quan trọng về đề tài này vì nó cung cấp một khuôn khổ đạo đức để đánh giá và cải thiện các cấu trúc cơ bản của xã hội, chẳng hạn như các thể chế chính trị, luật pháp và kinh tế có ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội của con người.
Lý thuyết của Rawls đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực và phong trào, chẳng hạn như hiến pháp, quyền con người, quyền dân chủ, phúc lợi, nữ quyền, chủ nghĩa môi trường và công lý toàn cầu.
Tư tưởng bên trong cuốn sách này cũng là nguồn cảm hứng và thách thức đối với ngành lập pháp và thi hành pháp, cũng như những người quan tâm đến luật pháp trên toàn thế giới.
Tác phẩm là một nỗ lực của Rawls trong việc giải quyết vấn đề công bằng về sự phân bổ nguồn lực trong xã hội, nhằm thay thế cho triết học truyền thống chủ nghĩa vị lợi - cho rằng xã hội nên theo đuổi lợi ích lớn nhất cho số đông nhất, nhất quán với ý tưởng về sự chuyên chế của đa số đối với thiểu số - vốn đã thống trị tư tưởng chính trị của người Anglo-Saxon từ thế kỷ 19.
Tác phẩm được chia thành 3 phần, 9 chương:
Phần 1. Lý thuyết, bao gồm các chương: Công lý như là sự công bằng; Các nguyên tắc công lý; Vị thế khởi nguyên.
Phần 2. Thiết chế, bao gồm các chương: Tự do bình đẳng; Phần phân phối; Bổn phận và nghĩa vụ.
Phần 3. Những mục đích, bao gồm các chương: Điều tốt như là lý tính; Cảm thức công lý; Điều tốt của công lý.
Ý tưởng cốt lõi của tác phẩm là “công lý như là sự công bằng”. Quan niệm về công lý này được đặt trên nền tảng của tự do bình đẳng của những cá nhân duy lý (rational individuals) trong một trật tự xã hội mong muốn đạt được sự bình đẳng về cơ hội và phần lợi ích được phân phối cho mọi người, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất.
Việc đặt khái niệm công lý trong sự đối trọng với sự công bằng chính là cách mà Rawls thiết lập lý thuyết của mình ở vị trí đối lập với chủ nghĩa vị lợi, vốn không phải là một lý thuyết đề cao sự công bằng. Ý niệm về sự công bằng trong lý thuyết của Rawls được xây dựng và củng cố bằng những lập luận nhấn mạnh đến tự do và vị trí tối thượng của nó, cũng như sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người.
Một điểm thú vị nữa trong tư tưởng của Rawls là ông không gắn lý thuyết về công lý của mình với một chế độ chính trị hay một mô hình kinh tế cụ thể nào: đối với ông, một nhà nước dựa trên chế độ tư hữu hay theo mô hình xã hội chủ nghĩa đều có khả năng trở nên công bằng hoặc bất công - điều cốt lõi là có hay không tuân thủ hai nguyên tắc về công lý mà ông đề cập trong sách.
Dù vậy, “Một lý thuyết về công lý” của John Rawls vẫn cho thấy sức ảnh hưởng vượt thời gian của một tác phẩm kinh điển, khi đã hơn 50 năm trôi qua mà chúng ta vẫn có thể bắt gặp lý thuyết của ông được thảo luận bởi các nhà tư tưởng và học giả trên khắp thế giới.
Phiên bản tiếng Việt này được dịch từ phiên bản sửa đổi hoàn thiện vào năm 1999, không phải là phiên bản gốc được ra mắt công chúng vào năm 1971. Phiên bản này có một số thay đổi, đặc biệt là những lý giải của Rawls để xử lý những chỉ trích và hiểu lầm mà phiên bản đầu tiên đã vấp phải.
Đây là một cuốn sách dài vì vậy tác giả có đưa ra hướng dẫn về cách đọc giúp bạn có thể nắm hầu hết các yếu tố cần thiết của lý thuyết về công lý mà không cần đọc hết cuốn sách.
Cuốn sách thuộc Tủ sách kinh điển pháp luật của Omega+.
Sách cùng tủ đã xuất bản là “Về pháp quyền”, tác phẩm nổi tiếng của Tom Bingham.
Về Pháp Quyền
Trong tác phẩm, Tom Bingham, một trong những bộ óc sắc bén nhất thế giới về pháp lý, đã bàn luận ý sự hình thành và nghĩa của pháp quyền. Theo ông, pháp quyền không phải là một lý thuyết khô khan mà là nền tảng thực sự của một xã hội công bằng, là sự đảm bảo của một chính phủ có trách nhiệm, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng đảm bảo cho sự hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.
Cuốn sách trình bày ngắn gọn về lịch sử các nguyên tắc pháp quyền, tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của khái niệm này, đồng thời thảo luận những căng thẳng đối với pháp quyền đến từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Sách có ba phần chính:
– Phần thứ nhất, gồm hai chương đầu, bàn về tầm quan trọng của pháp quyền và một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp quyền.
– Phần hai (Chương 3-10) bàn về tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của pháp quyền
– Phần ba (Chương 11-12) thảo luận về những căng thẳng đối với pháp quyền từ chủ nghĩa khủng bố và nguyên tắc chủ quyền nghị viện (Anh).
Pháp quyền là nền tảng của xã hội văn minh. Và theo lời tác giả “trong một thế giới bị chia rẽ bởi những khác biệt về quốc tịch, màu da, tôn giáo và của cải, pháp quyền là một trong những yếu tố vĩ đại nhất (và có thể chính là yếu tố vĩ đại nhất) giúp chúng ta đoàn kết lại”. Có thể thấy pháp quyền, luật pháp là những tri thức căn bản cần có với mỗi công dân trong xã hội, chứ không chỉ riêng ai làm trong ngành Luật.
Tác phẩm “Về pháp quyền” xuất bản lần này cũng như những tác phẩm tới đây thuộc Tủ sách kinh điển Pháp luật của Omega Plus hy vọng sẽ đáp ứng được mong muốn trau dồi tri thức lĩnh vực Luật học của độc giả trên cả nước.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 7430721527605 |