SỔ TAY BIỂU TƯỢNG PHẬT GIÁO TÂY
Hơn 30 năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước trên Himalaya, học giả người Anh Robert Beer có hai công trình sâu sắc. Đó là cuốn Bách khoa thư Biểu tượng và Mô típ Tây Tạng (The Encyclopedia of Tibetan Symbols and Motifs. Sambhala Boston 1999) và cuốn Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng (Handbook of Tibetan Buddhis Symbol. Sambhala Boulder 2003). Cả hai công trình đã trở thành sách kinh điển và được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó cuốn Sổ tay cũng đã được học giả Trung Hoa Hướng Hồng Giá, dịch ra tiếng Trung.
Quá trình đọc và dịch, nhiều điều bất ngờ đã hiện ra. Gần đây, Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng đang được truyền bá ở trong nước theo nhiều cách, nhưng thực ra dòng Phật giáo này đã đến Việt Nam từ hàng ngàn năm qua, rồi bị che lấp bởi Phật giáo Đại thừa. Ban đầu nhiều khái niệm Phật học, được phiên nguyên từ tiếng Phạn và Tạng, như Buddha/ Bụt, bsang/ nhang, Jambudvipa/ Diêm phù đề, Diêm bồ đề…sau đó được chỉnh âm lần nữa theo Hán/ Việt là Phật, hương, Nam Chiêm bộ châu.
Trong cuốn sách, Robert Beer hoàn toàn dùng Phạn ngữ và Tạng ngữ để trình bầy, trừ vài trường hợp đặc biệt ông chú thêm tiếng Hán hiện đại, và cũng không giải thích nhiều, riêng các thuật ngữ Phạn coi như được Anh hóa, không chuyển dịch nữa. Toàn bộ cuốn sách đã lý giải cặn kẽ, sâu sắc nguồn gốc của các biểu tượng Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, Phật giáo nguyên thủy rồi chuyển hóa lên Tây Tạng như thế nào.
Một công trình dầy dặn, tỷ mỷ, với những hình vẽ minh họa mà tác giả riêng thực hiện chúng mất tám năm, chắc chắn hữu ích cho bạn đọc hướng về Phật giáo và Kim cương thừa.
BÁCH KHOA TOÀN THƯ BIỂU TƯỢNG VÀ HOA VĂN MẬT TẠNG
Công trình nghiên cứu về nghệ thuật tâm linh Tây Tạng này là hoa trái của tám năm miệt mài vẽ tranh, của một đời chiêm nghiệm về nguồn gốc và ý nghĩa ẩn tàng trong từng đường nét, được hiển lộ từ một trong những truyền thống mỹ thuật vĩ đại nhất của nhân loại. Hàng nghìn chi tiết đơn lẻ bố cục thành 169 Minh Họa, thể hiện các pháp khí và hình thái cách điệu của chúng. Nội dung cuốn sách như một tấm thảm rực rỡ, được dệt nên từ nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng của các biểu tượng — bắt nguồn từ Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc — bằng khung cửi minh triết Phật giáo. Đây là tác phẩm kinh điển không chỉ cho những người quan tâm tới văn hóa Tây Tạng, mà còn dành cho giới họa sỹ, nhà thiết kế và bất cứ ai đang hướng về phương Đông để đi tìm ý nghĩa cuộc sống.
***
(Combo 2 cuốn tác giả Robert Beer)
SỔ TAY BIỂU TƯỢNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG (bìa mềm)
Người dịch: Phan Cẩm Thượng & Phan Tường Linh
Nhà phát hành: Zenbooks
BÁCH KHOA TOÀN THƯ BIỂU TƯỢNG VÀ HOA VĂN MẬT TẠNG (bìa cứng)
Người dịch: Jigme
Nhà phát hành: Đông A
***
#PHẬT_GIÁO_TÂY_TẠNG
#HOA_VĂN_MẬT_TẠNG
#Robert_Beer
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công Ty Cổ Phần Văn Hóa Đông A |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 9951120929535 |
dk national geographic mặn béo chua nóng omega plus lịch sử hàn phi tử bách khoa lịch sử thế giới lược sử loài người súng vi trùng và thép marcus aurelius khắc kỷ thế giới như tôi thấy carl jung chủ nghĩa khắc kỷ thực tại không như ta tưởng luật tâm thức tâm lý học tội phạm tương lai sau đại dịch covid hành trình của linh hồn luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý quảng trường và toà tháp tù nhân của địa lý lịch sử tự nhiên tất tật về nàng dâu tại sao phương tây vượt trội bách gia tranh minh nguyễn hiến lê nguồn gốc muôn loài tri thức về vạn vật