CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của giáo sư Mai Quốc Liên gồm 28 bài nghiên cứu, tiểu luận, phê bình văn hóa, văn học. Ngay từ những trang đầu, với Trần Nhân Tông - vĩ đại và bí ẩn đã thu hút người đọc v...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM

Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của giáo sư Mai Quốc Liên gồm 28 bài nghiên cứu, tiểu luận, phê bình văn hóa, văn học. Ngay từ những trang đầu, với Trần Nhân Tông - vĩ đại và bí ẩn đã thu hút người đọc với những trang văn lôi cuốn, phát hiện một Trần Nhân Tông “vĩ đại và vĩ đại quá tầm, vĩ đại vượt xa những con người mà ta vẫn gọi là vĩ đại!”. Cách viết dung dị nhưng chứa đựng bên trong nhiều tư liệu đã được kiểm chứng và nhiều ý kiến, lập luận thuyết phục, xác lập chỗ đứng, vai trò lịch sử của Trần Nhân Tông. Đến với Ngô Thì Nhậm (1746-1803) - nhân vật lịch sử và nhà văn hóa kiệt xuất, Mai Quốc Liên đã phục dựng hoàn hảo chân dung nhà văn hóa Ngô Thì Nhậm, trong một thời kỳ lịch sử phức tạp nhất của lịch sử dân tộc. Tất cả những biến cố lịch sử này đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, con người và tác phẩm của Ngô Thì Nhậm ra sao đều được tác giả lý giải cặn kẽ, sâu sắc, giàu tính thuyết phục. Nhưng Ngô Thì Nhậm không phải chỉ là số thành của hoàn cảnh. Ông góp phần thay đổi hoàn cảnh. Chiến công Tam Điệp, chiến công bang giao với nhà Thanh, hàng ngàn trang thơ văn, đặc biệt văn chính luận nhiệt huyết, chặt chẽ, những bài phú, bài thơ tài hoa, tự hào vang lên trong một thế kỷ bế tắc mà Quang Trung là niềm hy vọng. Tác giả dành nhiều trang viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đây là những trang viết chắt lọc từ một nội lực văn hóa sâu dày, chắc nặng từng câu chữ, có tầm nhìn như Chín hướng tiếp cận Nguyễn Du - nhìn lại và đi tiếp. Nguyễn Du là một đỉnh cao bậc nhất. Leo lên, rất dễ “gãy lưng”, nhưng xem ra Mai Quốc Liên tay bám nhẹ không, khám phá và có đóng góp vào nghiên cứu Nguyễn Du, từ Văn chiêu hồn đến Thơ chữ Hán và Truyện Kiều. Trong Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, Mai Quốc Liên có những dòng nhận định sâu sắc, mang tính tầm nguyên: “Để đánh giá thực chất hiện tượng Hồ Xuân Hương, cần đặt nó vào nền văn hóa dân gian thế kỷ XVIII-XIX”. “Từ nền văn hóa dân gian ấy đẻ ra một số quy luật mỹ học, thi học, như đẻ ra cái mà nhà nghiên cứu người Nga Bakhtin (1895-1975) gọi là “tiếng cười hai chức năng” và thủ pháp “kéo xuống”. Về Cao Bá Quát, ngay từ nhan đề bài viết, Mai Quốc Liên đã khẳng định không chút do dự: “Cao Bá Quát - Một thiên tài kỳ vĩ của văn học Việt Nam”. Ông cho rằng: “Hàng ngàn năm chúng ta mới có một hiện tượng văn học kỳ tuyệt và đáng kinh ngạc như vậy”. Mai Quốc Liên phân tích: “Ông (Cao Bá Quát) là một hiện tượng hoàn toàn riêng, nhưng như những nhà thơ vĩ đại khác, ông là hoa trái của thời đại và dân tộc, người con ưu tú của nhân dân, một nhà thơ điêu luyện về ngôn từ, đa dạng về thể loại và giọng điệu, người biết hút nhụy của hàng ngàn năm văn học phương Đông và sáng tạo trên tâm tình và nhận thức của riêng mình”. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam còn đề cập đến nhiều nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… mỗi người mỗi vẻ, mỗi hoa mỗi hương, đa thanh đa sắc. Cuối sách có phần phụ lục Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc kế thừa tinh hoa của nền giáo dục ấy. Phải nói đây là một công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam xuyên suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX có sức thuyết phục từ cách đặt vấn đề: “Nếu giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này thì phải khẳng định rằng, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các vua Hùng. Đây là thời đại văn minh đạt đến một trình độ tư duy-thẩm mỹ khá cao, thể hiện tập trung ở trống đồng Đông Sơn, biểu tượng sáng tạo của nhân dân Văn Lang-Âu Lạc…”. Sau đó, tác giả đã nghiên cứu sâu vào nền giáo dục Nho giáo - Hán học, khẳng định những mặt tích cực cần kế thừa của nền giáo dục ấy. Đó là một cách nhìn đúng. Vì trước đây, chúng ta có nhiều thành kiến với nền giáo dục ấy. Dĩ nhiên là trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, nền giáo dục ấy có những hạn chế, nhưng thành tựu thì rất nhiều. Nếu không làm sao có vị vua đời Trần, có Trần Nhân Tông, có Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quá, có hàng loạt các sĩ phu yêu nước làm rạng rỡ truyền thống bất khuất của dân tộc. Tác giả đã có hơn 50 năm để nghiên cứu và thể nghiệm các chủ đề nghiên cứu. Tác giả cũng đã được đánh giá cao về các công trình: Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ, Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật (lý luận - phê bình), Giải thưởng Balaban của Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (Hoa Kỳ)… Trong quá trình làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học 25 năm nay, GS Mai Quốc Liên đã chủ biên và xuất bản gần 200 công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc, chưa nói tạp chí Hồn Việt đã ra hơn 100 số. Gần đây nhất, công trình Một thế kỷ văn học yêu nước cách mạng thành phố Hồ Chí Minh (1900 - 2000) do GS Mai Quốc Liên chủ biên gồm 25 tập, 20.000 trang đã ra mắt. Đó là những cống hiến đáng ghi nhận của ông cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

NGUYỄN VĂN THỨC (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SIUUU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCN NXB Văn Học
Ngày xuất bản2016-06-23 01:46:33
Loại bìaBìa mềm tay gấp
Số trang560
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Học
SKU5219175192389
Liên kết: Chì kẻ chân mày không trôi Browlasting Waterproof Eyebrow Pencil #01 Blond Brown (màu Nâu Vàng)