So với chiều dài của lịch sử dân tộc nước Việt Nam ta thì Đàng Trong được gọi là vùng đất mới. Đàng Trong là để chỉ miền Nam, và sau này dưới thời Pháp thuộc Đàng Trong được gọi là Nam kỳ.
Tuy là vùng đất mới nhưng ở đâu có con người đến khai phá lập nghiệp thì hiển nhiên có sự phát triển của ngôn ngữ, văn chương.
Bộ sách Văn học miền Nam Lục tỉnh của tác giả Nguyễn Văn Hầu là một trong số hiếm hoi tác phẩm thể hiện được một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của văn học miền Nam từ khi mở đất đến hết thời kỳ Pháp thuộc 1945.
Bộ Văn học miền Nam Lục tỉnh gồm 3 tập:
Tập 1 - Miền Nam và văn học dân gian địa phương
Tập 2 - Văn học Hán Nôm thời khai mở và xây dựng đất mới
Tập 3 - Văn học Hán Nôm và văn học Quốc ngữ thời kháng Pháp và thuộc Pháp
Văn Học Miền Nam Lục Tỉnh - Tập 1 - Miền Nam Và Văn Học Dân Gian Địa Phương là tác phẩm biên khảo về loại hình văn học dân gian của thời kỳ mở cõi phương Nam. Giai đoạn mở cõi, con người phải lo chiến đấu với thiên nhiên, khai hoang mở đất. Đất phương Nam là nơi mà "Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um", những cư dân đầu tiên phải lo chống chọi với thiên nhiên nên văn chương biểu thị cho đời sống tinh thần giai đoạn này chỉ là thể loại truyền khẩu, ca dao, tục ngữ, câu đố và hò vè. Tất cả những hình thái văn học này được tác giả Nguyễn Văn Hầu sưu tầm, tổ chức và giới thiệu rất công phu, bài bản nhưng không thiếu phần cảm xúc của tác giả khi nhận định về văn học truyền khẩu thời kỳ này.
Văn Học Miền Nam Lục Tỉnh - Tập 2 - Văn Học Hán Nôm Thời Khai Mở Và Xây Dựng Đất Mới thể hiện giai đoạn sơ khai đến phát triển của văn học Hán Nôm xứ Đàng Trong. Khi sự quản lý về mặt hành chính của các chúa Nguyễn được định hình thì văn học Hán Nôm của xứ Đàng Trong cũng ra đời và phát triển. Khi chính quyền xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn đã đi vào ổn định thì việc học hành, thi cử, các tác phẩm văn chương và khảo cứu địa dư lần lượt ra đời, các loại hình văn tế trong các hoạt động tín ngưỡng cũng được chuẩn hóa mang sắc thái và ngôn ngữ riêng của Nam Bộ. Nổi bật trong tập biên khảo này là: Văn học Hán Nôm thời sơ khai cho đến các tác giả lớn thời kỳ đó như Mạc Thiên Tích, Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, ...
Văn Học Miền Nam Lục Tỉnh - Tập 3 - Văn Học Hán Nôm Và Văn Học Quốc Ngữ Thời Kháng Pháp Và Thuộc Pháp là tác phẩm biên khảo các tác phẩm văn chương thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của người Nam Bộ với thực dân Pháp. Đây là thời kỳ sản sinh ra những nhà văn yêu nước với tài thơ văn xuất chúng với nhiều tác phẩm bất hủ còn lưu lại cho hậu thế, các tên tuổi phải kể như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Quang Diêu, ... Những áng thơ văn thể hiện lòng yêu nước, khí khái, trọng nghĩa khinh tài trong thời kỳ này ở Nam kỳ đã trăm hoa đua nở làm nên một thời kỳ rạng rỡ cho văn chương nước nhà.
***
BỘ SÁCH VĂN HỌC MIỀN NAM LỤC TỈNH: Miền Nam Và Văn Học Dân Gian Địa Phương, Văn Học Hán Nôm Thời Khai Mở Và Xây Dựng Đất Mới, Văn Học Hán Nôm Và Văn Học Quốc Ngữ Thời Kháng Pháp Và Thuộc Pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hầu
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
ISBN: 978-604-1-24284-5
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Số trang: 1468 trang
Kích thước: 14x20cm
Cân nặng: 2000 gr
Năm phát hành: 2024
***
#binhbanbook #sach #book #Văn_Học_Miền_Nam_Lục_Tỉnh #nxbtre
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Trẻ |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 1468 |
Nhà xuất bản | NXB Trẻ |
SKU | 5089521465868 |
kê trộm sách haruki murakami sách rất thần thái rất paris những con đường tơ lụa omega plus con đường tơ lụa nhã nam huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng dế mèn phiêu lưu ký đừng bao giờ đi ăn một mình tiki trading bạch dạ hành skybooks rừng na uy dương thuỵ chữ xưa còn một chút này gửi tôi ở một thế giới song song nào đó mùi hương tây du ký 451 độ f đi qua hoa cúc lấy nước đường xa khi hơi thở hóa thinh không du ký mùi hương trầm nước mỹ văn học chân đi không mỏi mùa hè năm ấy