BÌA CỨNG - VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ DẤU MỐC ĐỔI MỚI 1986 - CHUYỂN ĐỘNG, THÀNH TỰU VÀ BẢN SẮC (nghiên cứu, lý luận phê bình và chân dung văn học)

Tác giả: Trung Trung Đỉnh | Xem thêm các tác phẩm Phê Bình - Lý Luận Văn Học của Trung Trung Đỉnh
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ DẤU MỐC ĐỔI MỚI 1986 - CHUYỂN ĐỘNG, THÀNH TỰU VÀ BẢN SẮC (nghiên cứu, lý luận phê bình và chân dung văn học)Đến nay, việc gọi tên văn học Việt Nam sau 1986 là “văn học đổi mới” ha...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu BÌA CỨNG - VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ DẤU MỐC ĐỔI MỚI 1986 - CHUYỂN ĐỘNG, THÀNH TỰU VÀ BẢN SẮC (nghiên cứu, lý luận phê bình và chân dung văn học)

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ DẤU MỐC ĐỔI MỚI 1986 - CHUYỂN ĐỘNG, THÀNH TỰU VÀ BẢN SẮC (nghiên cứu, lý luận phê bình và chân dung văn học)

Đến nay, việc gọi tên văn học Việt Nam sau 1986 là “văn học đổi mới” hay “văn học thời kỳ đổi mới” xem ra không còn phù hợp. Đổi mới không phải là đặc tính của văn học một thời kỳ cụ thể nào, mà là bản chất sinh tồn của văn nghệ mọi thời.

Ngược dòng lịch sử một chút, có thể thấy câu chuyện “đổi mới văn chương” ở nước ta vốn đã diễn ra thần tốc trong những thập niên đầu thế kỷ XX, gắn với quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Từ 1945-1975, do yêu cầu lịch sử đặc thù và bởi chiến tranh chia cắt, câu chuyện đổi mới có phần lắng lại, gắn với những ngữ cảnh riêng ở 2 miền Nam-Bắc. Cũng bởi điều này, dẫn đến cảm giác “đổi mới” dường như có phần rõ rệt, mạnh mẽ hơn ở miền Bắc sau năm 1986, sau một thời gian dài dòng văn học sử thi thống ngự và sau những “quãng ngưng”. Văn học sử thi không trì níu lịch sử, nó làm nhiệm vụ lịch sử, và trên thực tế đã để lại những thành tựu vẻ vang. Chiến tranh khép lại, văn học phải mở ra. Những đổi mới tư duy, nhận thức chính trị về văn học nghệ thuật; tiến trình dân chủ hóa, sự hình thành kinh tế thị trường và thị trường văn học; trạng thái giao lưu, hội nhập quốc tế trong công cuộc Đổi Mới được Đảng khởi xướng từ năm 1986, đã tác động vô cùng lớn đến sự tiến triển của toàn bộ nền văn học. Với những lý do này, mốc “1986” được xem như một sự kiện lịch sử trong tiến trình văn học dân tộc. Nói “câu chuyện đổi mới” trong không gian văn học sau 1986 “xa mà gần, gần mà xa” là như thế.

Phải công nhận văn học Việt Nam từ năm 1986 đến nay là một giai đoạn rất giàu thành tựu. Điều này được thể hiện trên mấy bình diện sau đây:

Thứ nhất, đó là một nền văn học đa dạng, hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đa dạng thế hệ người cầm bút: có thế hệ nhà văn trước 1975, gắn với các cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục con đường văn học; có đến ba bốn thế hệ sinh thành sau chiến tranh (nhiều người trong số đó thậm chí không còn “cảm giác chiến tranh”); có tác giả thuộc thế hệ miền Nam trước 1975 tiếp tục viết; có tác giả người Việt ở hải ngoại viết để cách xa hay để trở về. Điều quan trọng đặc biệt ở đây là, văn học sau 1986 đã dung hợp và triển hiện được nhiều tư tưởng, cách nhìn, mục đích, nhiều loại hình cảm quan khác nhau, tạo tiền đề cho những đổi mới tư duy nghệ thuật mang tính bước ngoặt. Từ đây, những tầng vỉa mới của hiện thực, của lòng người, những nỗi niềm nhân tâm thế sự, đen trắng, tốt xấu, vân vi được khai thác, sinh thành. Tiếng hát, tiếng thét được thế chỗ bằng những thổn thức riêng tư, sự phản tư thay cho những suy nghĩ của đám đông. Văn học đi từ sử thi đến thế sự, từ quốc gia dân tộc đến con người cá nhân, từ câu chuyện lịch sử đến khuất khúc lòng người. Bên cạnh những chủ đề truyền thống được nhìn nhận, nghiền ngẫm lại, văn học sau 1986 mở rộng biên độ đến những vùng đất hoang vu: những chấn thương, người điên, chứng điên, hoang tưởng, dục tính, đồng tính, những vô thức, ma mị, hôn mê, trầm nhược…

Cùng với sự đa dạng của loại hình cảm quan, văn học giai đoạn này ghi nhận sự xuất hiện của nhiều giọng điệu, nhiều “thể loại lời nói” khác nhau: có phẫn nộ, ngợi ca, trào tiếu, có cười cợt, giải thiêng, chơi giỡn, có tiếng nói chính thống, có tiếng nói bên lề. Và như một hệ quả tất yếu, là sự xuất hiện đồng thời của nhiều lối viết: siêu hư cấu, pha trộn thể loại, kết cấu cắt dán, lắp ghép, sắp đặt, đa tầng, đồng hiện, trần thuật phi tâm, mảnh đoạn, ngôn ngữ thân thể, thông tục, các-na-van… Nói văn học Việt Nam sau 1986 có một diện mạo thi pháp đa dạng, nhiều sắc vẻ, là như thế.

Sự thay đổi về phương tiện kỹ thuật, công nghệ tạo tiền đề cho sự đa dạng về hình thức viết, cách in ấn, xuất bản và đặc biệt làm sinh thành những không gian, phương thức tồn tại mới, chưa từng có của văn học (ở đây, chỉ riêng vấn đề văn học mạng hay việc tự in ấn, xuất bản của các tác giả trong bối cảnh đương đại cũng đã là những câu chuyện thú vị và phức tạp).

Thứ hai, đó là nền văn học có những tác giả, tác phẩm xuất sắc, được bạn đọc thừa nhận rộng rãi. Sự xuất hiện của những tác giả, tác phẩm chất lượng được xem là chỉ dấu quan trọng nhất ghi nhận thành tựu của một thời kỳ văn học. Điều này dường như quan trọng hơn đối với văn học Việt Nam, nơi mà các trào lưu dễ qua nhanh hoặc ít khi được đẩy lên kỳ cùng triệt để. Trong mấy chục năm qua, vượt ra ngoài cộng đồng đọc tiếng Việt, văn học Việt Nam đã có những tên tuổi lớn được bạn đọc trên thế giới đón nhận nồng nhiệt, trong đó, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… là những trường hợp điển hình.

Nếu văn học giai đoạn 1945-1975 kết tinh thành tựu chủ yếu ở thơ, giai đoạn 1975-1985 lại có phần nghiêng về văn xuôi… thì từ sau 1986, thành tựu văn học trở nên đa dạng hơn nhiều, gắn với nhiều thể loại. Giai đoạn đầu là ký, phóng sự của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, kịch Lưu Quang Vũ. Tiếp đến là tiểu thuyết Lê Lựu, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hiểu như là những giao điểm quan trọng. Sự xuất hiện của văn xuôi Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Quang Lập, Sương Nguyệt Minh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Đặng Thân, Đỗ Phấn, Lê Anh Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Linda Lê, Nguyễn Thanh Việt, Thuận, Đoàn Minh Phượng…, thơ Nguyễn Duy, Y Phương, Thanh Thảo, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn, Trần Hùng, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Bảo Sinh, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Vi Thùy Linh… được xem như là những chỉ dấu phong nhiêu của một nền văn học. Kể ra như thế không phải để “thống kê”, mà muốn nói đến một nền văn học có rất nhiều tác giả xuất sắc, hay chí ít là rất đáng đọc, và chính họ là những gương mặt đã và đang góp phần quan trọng vào đời sống văn học hôm nay.

Thứ ba, đó là nền văn học hình thành được những khuynh hướng, dòng mạch sáng tác phong phú, từng bước hội nhập với nhịp đi của văn học thế giới. Thực tiễn cho thấy, dầu không hoàn toàn rành mạch và không kể đến những giao kết phức tạp, có thể nhận ra, nếu nhìn từ cảm hứng, nội dung, lối viết, có thể nói đến các khuynh hướng sử thi, phản sử thi, phản tư, hiện sinh, sinh thái, lịch sử, chấn thương, hậu hiện đại, nữ quyền, dòng ý thức, văn học giải trí, ngôn tình; nhìn từ bộ phận cấu thành, có văn học trung tâm - ngoại biên, văn học tinh tuyển - văn học đại chúng, văn học trong nước - văn học hải ngoại; nhìn trên phương thức tồn tại, xuất bản có văn học viết, văn học mạng… Tất cả, tuy không tạo nên những vệt đậm với tư cách một trào lưu, thì cũng đã tạo ra dấu ấn nổi trội, gây được tiếng vang.

Thứ tư, văn học Việt Nam sau 1986 hàm chứa một khát vọng kép: hội nhập và hàn gắn. Sự vận động trong tư duy nghệ thuật, thi pháp, khuynh hướng cho thấy văn học Việt Nam đang phát triển thuận chiều với văn học đương đại thế giới. Đây là điều cực kỳ quan trọng (thử hỏi nền văn học sẽ ra sao nếu vì một lý do nào đó phải phát triển nghịch chiều với văn học nhân loại). Tình hình dịch và giới thiệu văn Việt ra nước ngoài cũng có những dấu hiệu khả quan, dù chưa tương xứng. Cùng với khát vọng hội nhập là câu chuyện hàn gắn. Đây là câu chuyện lớn của dân tộc. Theo độ lùi thời gian, trong tiến trình đó, văn học đã góp một tiếng nói quan trọng, theo một cách riêng. Các vấn đề lịch sử, chiến tranh, lòng người được nhìn nhận, xử lý ngày một nhân văn, thấu đáo, nhiều chiều, thỏa đáng hơn, giúp con người vượt qua những ranh giới, xích lại gần nhau hơn về tinh thần.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá DMD

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAn Nam Books
Ngày xuất bản2024-10-16 09:40:49
Kích thước15 x 24
Loại bìaBìa cứng
Số trang330
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Học
SKU6761143539273
Liên kết: Kem dưỡng da tay Bông Tuyết Daily Perfumed Hand Cream 10 Snow Cotton The Face Shop (30ml)