Combo Thơ Rìa Mắt + Chờ Mãi Cơn Mưa Rào Rất Lạ (Chân Dung và Phê Bình Văn Học)

Tác giả: Đỗ Lai Thúy | Xem thêm các tác phẩm Phê Bình - Lý Luận Văn Học của Đỗ Lai Thúy
Thơ Rìa Mắt - Đỗ Lai Thuý (Chân Dung và Phê Bình Văn Học)Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng CầmĐỗ Lai Thuý​Cúi lạy mẹ con trở về Kinh BắcCon người từ mẹ sinh ra, nhưng muốn lớn được phải tách mẹ. Mỗi bước trưở...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo Thơ Rìa Mắt + Chờ Mãi Cơn Mưa Rào Rất Lạ (Chân Dung và Phê Bình Văn Học)

Thơ Rìa Mắt - Đỗ Lai Thuý (Chân Dung và Phê Bình Văn Học)

Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm
Đỗ Lai Thuý​

Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc

Con người từ mẹ sinh ra, nhưng muốn lớn được phải tách mẹ. Mỗi bước trưởng thành là một bước lìa xa nguồn cội. Nhưng càng đi xa bao nhiêu thì lòng về càng nặng bấy nhiêu. Phải chăng đó là nghịch lý của phận người? Bình thường không phải ai cũng nhảy ra khỏi cỗ xe thời gian đang lăn về phía trước. Chỉ những khi vấp ngã, người ta mới quay về lòng mẹ để tìm sự an ủi, giải thoá

Hoàng Cầm, sau vụ Nhân văn Giai phẩm, đã thực hiện một trở về như vậy. Có điều trong ông, lúc này, hình ảnh mẹ lồng khung vào quê hương thời thơ ấu, còn thi nhân thì dẫu muốn, nhưng không thể tắm hai lần trên dòng sông xưa. Ông chỉ có thể ngồi ở Hà Nội, trong ngôi nhà thụt sâu 43 Lý Quốc Sư, làm một trở về bằng mộng tưởng. Vết nứt tâm - địa chấn và sự gián cách khỏi đời sống xã hội càng làm cho nhà thơ dễ chìm vào giấc mơ hồi cố(1). Tập thơ Về Kinh Bắc được viết ra trong mấy tháng cuối 59 đầu 60 là biểu thị của giấc mơ này:

Ta con chim cu về gù rặng tre
đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
đưa mây lành những phương trời lạ
Về tụ nóc cây rơm
(Về với ta)


Về Kinh Bắc là một giấc mơ. Không chỉ là Hoàng Cầm viết trong trầm mộng, mà chính vì thi phẩm có đường nét của giấc mơ. Có thể nói, đó là một galerie những bức ảnh ấu thời, ảnh hội hè đình đám xứ Bắc, ảnh con người của đời thường và của huyền thoại, ảnh động vật, cây cối… Nhưng lạ là những hình ảnh này như được bày biện bởi bàn tay một người đãng trí, kẻ mộng du hay một đứa trẻ. Tấm này đứng cạnh tấm kia ngẫu nhiên, không chủ ý, hoặc ít thấy liên lạc với nhau. Bởi thế, đọc Hoàng Cầm, dù thơ ông không ngọng nói như Lê Đạt, người ta vẫn thấy khó hiểu. Sự khó hiểu có khi ở bản thân một hình ảnh tân kì: Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh. Thường hơn, bởi có nhiều khoảng trắng. Về Kinh Bắc không còn sự đều đặn ở số chữ trong câu, số câu trong khổ như Thơ mới và thơ Hoàng Cầm trước đấy (Hôm qua thu mới về / Với một cành hoa gẫy / Sương nặng gieo đầu tre / Lạnh tràn theo gió đẩy - “Thu”- Huy Cận; hoặc Tôi chỉ xin nàng đôi giọt lệ / Cài lên lá cỏ phía quê hương - “Kiều Loan” - Hoàng Cầm, 1942). Sự xuống dòng đột ngột, xé câu, leo thang chữ đã để hở ra nhiều khoảng trắng hơn:

Ngày Chị bảo em quên
Tranh tố nữ long hồ gián nhấm
mất chân đi
má đội tổ tò vò
Cuốn chiếu xa rồi
thơ thẩn vách chiêm bao
(Nước sông Thương)


Khoảng trắng trong thơ Hoàng Cầm là chỗ trống của giấc mơ. Một cuốn băng ghi hình bị xóa đi chỉ còn lỗ mỗ những hình ảnh. Đó còn là khoảng trắng của sự không nói, của im lặng. Im lặng của khó nói, im lặng của lời nói bị hãm đà đột ngột, và im lặng của… đối thoại câm:

Em mười hai tuổi tìm theo Chị
Qua cầu bà Sấm bến cô Mưa
Đ
(Quả vườn ổi)

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
đâu phải lá Diêu bông
Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
(Lá Diêu bông)


Âm vang của im lặng trong Về Kinh Bắc ở liên tưởng đứt đoạn, đột ngột. Trước đây, thơ Hoàng Cầm thiên về lối liên tưởng liền mạch, dựa trên sự kề cận: con thuyền thơ cứ nhẹ nhàng xuôi sông ra biển (Ai về bên kia sông Đuống, Có nhớ từng khuôn mặt búp sen, Những cô hàng xén răng đen, Cười như mùa thu tỏa nắng - “Bên kia sông Đuống”). Ở thi phẩm này, nhà thơ chuyển sang lối liên tưởng đứt đoạn, theo sự tương tự giữa hai sự vật. Có điều sự tương tự đó chưa chắc đã tồn tại trong thực tế, mà chỉ do cái nhìn riêng của nhà thơ tạo lập. Vì thế, người đọc, một khi chưa nhập kịp vào tác giả, cảm thấy ngỡ ngàng:

Khấn thầm như mẹ lỡ đò ngang
Miệng hé hạt na nhòa bến vắng
Cổ tay tròn đẫn mía gie
(Đợi mùa)


Ta con phù du ao trời chật chội
đứng cánh bèo đo gió lặng tìm sao
uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ
vừa rụng chiều nay
dềnh mặt nước hương sen
Ta soi
chỉ còn ta đạp lùi tinh tú
Ngủ say rồi
Đôi cá đòng đo
ng
(Về với ta)


Kể ra, điều này cũng không có gì mới. Xưa nay, thơ hay bao giờ cũng có những liên tưởng đột ngột, tạo ra sự bất ngờ nghệ thuật. Nhiều nhà thơ cổ điển, cũng như Thơ mới, đã thành tựu ở mặt này. Điều đáng nói ở đây là trong Về Kinh Bắc (nhất là Nhịp một: Khấn nguyện và Nhịp năm: Còn Em) liên tưởng thơ Hoàng Cầm dường như trở về giai đoạn liên kết tự do các ý tưởng, giai đoạn chuyên sử dụng biểu tượng chỉ có ở người nguyên thủy, hoặc trẻ em: lối tư duy gọi là tiền logic (Lévy - Bruhl) hay logic khác (Lévi - Strauss). Hoàng Cầm có được thứ bảo bối này bởi ông là nghệ sĩ, một thứ người - lớn - trẻ - con, một sự lại giống, một người mơ.
Về Kinh Bắc là một tác phẩm - giấc mơ. Cũng những hình ảnh vừa chồng chất vừa rời rạc, những khoảng trắng, những lời câm, sự liên tưởng tự do… Giấc mơ bao giờ cũng ẩn chứa những ham muốn vô thức. Bao khao khát bản năng, yêu ghét thường tình… không bộc lộ được bởi sự ngăn trở của văn hóa, của lẽ phải thông thường, của hữu thức. Nó bị đẩy lùi vào tiềm thức, rồi vô thức và bị nhốt vào quên lãng. Nhưng rồi đêm đến, hoặc khi tâm trí “có vấn đề”, sự kiểm soát bị lơi lỏng, những dồn nén đó bung ra, thăng hoa thành giấc mơ, thành sáng tạo nghệ thuật. Thơ Hoàng Cầm là một là một giấc mơ lớn, giấc mơ cả đời người, nên nó hẳn chứa đựng một ham muốn căn cốt, phát sinh từ thời thơ ấu…

Chờ Mãi Cơn Mưa Rào Rất Lạ (Thơ)

Điều khiến độc giả thơ khá ngạc nhiên, vào cuối năm 2019, tập thơ mới nhất của Thanh Thảo Chờ mãi cơn mưa rào rất lạ (NXB Hội Nhà văn ấn hành) đang trở thành mối quan tâm của dư luận văn học và của chính các nhà thơ.

Với tôi, định - danh - mới vềthơ Thanh Thảođược đến từ các chiều kích khác nhau củathế giớiđương đại đang phả vào thơ ông những hơi thở máu thịt, nóng rát của đời sống con người với nhiều xúc cảm chất chứa: “anh biết cái giá của ồn ào và lặng im/càng biết cái giá của không ồn ào và không im lặng/dù nước mắt rơi xuống tuyết hay rơi xuống sa mạc/vẫn là nước mắt thôi” (Đo ván)

Theo nhà thơ Ngô Thế Oanh thì: “Ở tập thơ này, ta không gặp những gì đại ngôn, cao siêu, bí hiểm, như vẫn thường gặp ở nhiều nhà “cách tân” đình đám. Thanh Thảo không bao giờ muốn để mất đi hơi thở củacuộc sốnghôm nay. Nhưng cũng không muốn chỉ dừng lại trong hôm nay. Thơ anh luôn cần sự va chạm đến những gì ta nghĩ, ta cảm, ta lo âu, ta chờ đợi. Và chỉ từ đó, thơ anh chạm tới trái tim ta, lý trí ta, khiến ta mong được cùng tác giả chia sẻ”.

Còn với nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, anh phát hiện: “Cái choáng ngợp nhất ở thơ Thanh Thảo là sự tự do trong suy tưởng, trong vần điệu, trong cách lập tứ. Mọi bức xúc thời đại, mọi rung động đời thường qua thơ anh đều lấp lánh một thứ ánh sáng khác lạ - ánh sáng của sự tự do triệt để. Cái rễ cây thơ Thanh Thảo cứ vươn sâu, cứ tìm tòi không mệt mỏi trong bóng tối sáng tạo để cây thơ có khả năng dự báo”.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá ZEDXION

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAn Nam Books
Loại bìaBìa mềm
Số trang735
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU2391663747937
Liên kết: Sữa tắm hương nước hoa Perfume Seed Capsule Body Wash (300ml)